Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 lớp 8 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 38 26/03/2025


Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 53

Câu 1 (trang 53 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Truy cập Internet hoặc tìm trong sách, báo những thông tin về tác giả, tác phẩm đã học trong bài.

- Thu thập các nguồn tư liệu gồm: bài viết, hình ảnh, video liên quan đến bài học.

- Đánh giá tư liệu.

Trả lời:

Tác giả, tác phẩm đã học trong bài 7

STT

Tác giả

Tác phẩm

1. Hồ Xuân Hương

(Mời trầu)

- Hồ Xuân Hương (Nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX).

- Quê ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An.

- Có tài, giao du rộng, tình duyên ngang trái.

- Thơ của bà trữ tình, đằm thắm, chua xót; trào phúng, hóm hỉnh, sâu cay; ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, giàu cá tính.

Bài thơ Mời trầu bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc.

2. Hồ Chí Minh

(Cảnh khuya)

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh…

- Quê: Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là người tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc.

- Người còn là nhà thơ lớn của dân tộc.

- Hồ Chí Minh được Unesco vinh danh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.

Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo của đêm trăng núi rừng Việt Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước sâu nặng, thường trực trong tâm hồn Bác.

3. Lí Bạch

(Xa ngắm thác núi Lư)

- Lí Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, được mệnh danh là “Tiên thi”.

- Thơ ông luôn thể hiện một tâm hồn tự do, phóng khoáng với hình ảnh kì vĩ, lãng mạn, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tĩnh dạ tứ, Đối tửu, Vọng Lư sơn bộc bố,…

Bài thơ khắc họa một thiên nhiên đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao. Qua đó cho thấy sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng.

4. Trần Tế Xương

(Vịnh khoa thi Hương)

- Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương.

- Phong cách nổi bật: trữ tình và trào phúng.

- Là người cá tính, mạnh mẽ, không chịu gò bó trong khuôn phép. Ông học giỏi nhưng chỉ đỗ tú tài.

- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

Bài thơ thể hiện nỗi đau xót của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Qua đó đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt Nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời.

Câu 2 (trang 53 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Tìm đọc thêm một số bài thơ của Lí Bạch, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương, Hồ Chí Minh,… có cùng đề tài với các bài thơ đã học.

Trả lời:

- Thơ Lí Bạch:

Tống biệt

Đấu tửu Vị thành biên,
Lô đầu tuý bất miên.
Lê hoa thiên thụ tuyết,
Dương diệp vạn điều yên.
Tích biệt khuynh hồ tữ,
Lâm phân tặng mã tiên.
Khán quân Dĩnh thượng khứ,
Tân nguyệt đáo ứng viên.

- Thơ Hồ Xuân Hương:

Chùa Sài Sơn

Khen thay con tạo khéo khôn phàm,
Một đố giương ra biết mấy ngàm.
Triền đá cỏ leo sờ rậm rạp,
Lạch khe nước rỉ mó lam nham.
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ,
Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am.
Đến nơi mới biết rằng Thánh Hoá,
Chồn chân mỏi gối hãy còn ham.

- Thơ Trần Tế Xương:

Cảm hoài

Thua bạc nhà đi với mẹ nhà,
Bệnh gì chẳng bệnh, bệnh tim la!
Nay đi phố Giấy, mai đầu hát,
Khi ở sông Thương, lúc tỉnh Hà.
Đeo tiếng khoa danh cho thế mỉa,
Cực lòng cha mẹ để con ra!
Nam mô cứu khổ tiêu tai nạn
Nhờ lượng Quan Âm, đức Phật Bà!

- Thơ Hồ Chí Minh:

Tẩu lộ

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 38

Mời trầu

Vịnh khoa thi Hương

Thực hành tiếng Việt trang 43

Xa ngắm thác núi Lư

Cảnh khuya

Phân tích một tác phẩm thơ

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình một tác phẩm thơ

Qua Đèo Ngang

Hướng dẫn tự học trang 53

1 38 26/03/2025