Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 40 lớp 8 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 40 Tập 1 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 31 26/03/2025


Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 40

1. Thơ sáu chữ, bảy chữ

- Thơ sáu chữ: thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Các dòng thơ ngắt nhịp 2/2/2, 2/4 hoặc 4/2, có khi ngắn nhịp 3/3.

- Thơ bảy chữ: thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Các dòng thơ ngắt nhịp 4/3 hoặc ngắt nhịp 3/4.

- Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường có nhiều vần. Vần là vần chân hoặc vần liền hoặc vần cách.

2. Bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo trong bài thơ

- Bố cục là sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ.

+ Bài thơ Đường luật có bố cục cố định: thơ thất ngôn bát cú có bốn phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần hai câu); thơ tứ tuyệt cũng gồm bốn phần: khởi, thừa, chuyển, hợp.

+ Thơ hiện đại có bố cục theo nội dung mạch cảm xúc, mỗi phần có thể gồm nhiều câu, nhiều khổ.

- Mạch cảm xúc là diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ.

- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm thể hiện tư tưởng của tác giả.

3. Sắc thái nghĩa của từ ngữ

- Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ.

- Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ là:

+ Sắc thái miêu tả.

+ Sắc thái biểu cảm

Trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 40

Nắng mới

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Thực hành tiếng Việt trang 46

Đường về quê mẹ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ

Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Quê người

Hướng dẫn tự học trang 57

1 31 26/03/2025