Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ (trang 52) - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ (trang 52) Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 39 27/03/2025


Soạn bài Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ

1. Định hướng

- Đọc lại các văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ đã học trong Bài 2.

- Khi tập làm thơ, cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,…của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ đã nêu trong phần Kiến thức ngữ văn.

2. Thực hành

a) Chọn những tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với chỗ trống (…). Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.

(gạch, ngõ, giếng)

Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân (…)

(Trần Đăng Khoa)

→ Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng.

(làng, về, người)

(gió, cũ, trắng)

Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ (…)

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông (…) nắng chang chang?

(Hàn Mặc Tử)

→ Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng

- Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?

b) Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,…)

Chuẩn bị

+ Em muốn viết về ai, về điều gì?

+ Em sử dụng thể thơ sáu chữ hay bảy chữ?

+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng đó như thế nào?

+ Những hình ảnh, chi tiết,…nào của người hoặc sự vật, sự việc em định viết để lại ấn tượng sâu sắc trong em?

+ Em định đặt nhan đề cho bài thơ như thế nào?

Viết bài thơ

+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng trong cảm nhận của em; qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc của em dành cho đối tượng.

+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện các đặc điểm của đối tượng. Vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp cấu trúc,…phù hợp.

+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.

Kiểm tra và chỉnh sửa

+ Đọc lại bài thơ đã viết

+ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ sáu chữ hoặc bảy chữ chưa?

+ Bài thơ có tập trung thể hiện về đối tượng em chọn viết và tình cảm của em dành cho đối tượng đó không?

+ Có nên thay thế từ ngữ nào để bài thơ diễn tả chính xác hoặc hay hơn không?

* Bài thơ tham khảo

Bài thơ 6 chữ

Có những buổi chiều im ắng

Ngồi nghe tiếng thời gian đi

Gót xưa nằm như dấu lặng

Xôn xao một thuở vân vi

Có những buổi chiều lộng gió

Một mình nghĩ ngợi vẩn vơ

Người ta giờ đã quên ngõ

Còn đâu ngày trước mà chờ

Có những buổi chiều đếm lá

Âm thầm tuổi lọt qua tay

Chẳng còn cái thời nông nổi

Ngọt ngào, say đắm từng ngày…

Có những buổi chiều da diết

Về từ cõi mộng thật xa

Kỷ niệm níu tay tha thiết

Người ơi còn nhớ hay là…

Có những buổi chiều rất nhẹ

Nhìn đời qua áng mây ngoan

Thấy mình như sương, như khói

Dần tan dưới dải nắng vàng

Bài thơ 7 chữ

Gia đình hai tiếng sao thân thương

Gắn bó với ta suốt quãng đường

Gian lao khó nhọc trên trần thế

Trăm năm tình nghĩa luôn vấn vương

Tổ ấm cha mẹ và các con

Tôn kính ông bà cùng yêu thương

Kề vai vượt qua bao gian khó

Sát cánh bên nhau vượt gian trường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 40

Nắng mới

Nếu mai em về Chiêm Hóa

Thực hành tiếng Việt trang 46

Đường về quê mẹ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ

Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Quê người

Hướng dẫn tự học trang 57

1 39 27/03/2025