Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37 lớp 8 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 8 Cánh diều

Với soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37 Tập 2 Ngữ văn lớp 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng Soạn văn 8.

1 24 26/03/2025


Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37

Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Tìm đọc thêm các truyện có đề tài, cốt truyện, ngôi kể tương tự các văn bản truyện đã học trong Bài 6

Trả lời:

Các truyện có đề tài, cốt truyện, ngôi kể tương tự: “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố), “Nếu cậu muốn có một người bạn” (Trích Hoàng tử bé), “Hai cây phong” (Trích Người thầy đầu tiên”),…

Câu 2 (trang 37 SGK Ngữ Văn 8 Tập 2): Sưu tầm những bài phân tích các tác phẩm truyện đã học (Lão Hạc, Hoàng tử bé, Người thầy đầu tiên, Cố hương), ghi lại một số đoạn văn hay phân tích tác dụng của hình thức nghệ thuật trong truyện.

Trả lời:

* Tác dụng hình thức nghệ thuật trong truyện Lão Hạc:

Câu chuyện được kể bởi nhân vật tôi (ông giáo) người luôn bên cạnh lão Hạc, bởi vậy khiến câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi, ngoài ra khiến mạch kể trở nên tự nhiên, linh hoạt, tạo điều kiện kết hợp tả, kể với bình luận một cách tự nhiên, sinh động. Giọng văn đa dạng, thay đổi linh hoạt. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp lí, những bước ngoặt của truyện giúp bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một điểm nhấn của văn bản: nhân vật được khắc họa qua diện mạo, ngôn ngữ đối thoại, diễn biến tâm trạng và qua lời nhận xét, bình luận của các nhân vật khác, bởi vậy chân dung nhân vật hiện lên chân thực, sinh động hơn.

* Tác dụng hình thức nghệ thuật trong truyện Hoàng tử bé:

Ý nghĩa truyện Hoàng Tử Bé không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về một chàng hoàng tử nhỏ mà còn là hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của mình. Đằng sau lớp vỏ truyện cổ tích, tác giả đã nhắn gửi những thông điệp sâu sắc về tình yêu, sự trân quý cuộc sống và ý nghĩa của sự đồng cảm. Bằng cách miêu tả nhân vật Hoàng Tử Bé và những người anh hùng mà anh ta gặp trên hành trình, Saint-Exupéry khuyến khích chúng ta suy nghĩ về tình yêu thương, sự quan tâm cũng như trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày.

Một trong những đặc điểm độc đáo của truyện Hoàng Tử Bé còn là cách tác giả sử dụng ngôn ngữ đơn giản nhưng tinh tế, đầy hình ảnh và ý nghĩa sâu xa. Những câu chuyện nhỏ về Hoàng Tử Bé và những hành động nhỏ bé của cậu đánh thức lòng nhân hậu của chúng ta, khám phá sự thiếu vắng và đồng thời tạo nên sự kỳ diệu.

* Tác dụng hình thức nghệ thuật trong truyện Người thầy đầu tiên:

Để làm nổi bật chủ đề tác phẩm, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp quan trọng của nghệ thuật. Trước hết, tác giả rất khéo léo trong việc sử dụng nhiều điểm nhìn. Lời kể chuyện đan xen của người họa sĩ và An-tư-nai đã giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, chân thực. Tiếp đến, đặc sắc về hình thức nghệ thuật còn đến từ nghệ thuật xây dựng nhân vật. Tác giả đã làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động. Từ đó, giúp bộc lộ phẩm chất, tính cách ở nhân vật. Ngoài ra, ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, sâu lắng cũng làm tác phẩm trở nên gần gũi, dễ in dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Qua đoạn trích "Người thầy đầu tiên", nhà văn Ai-tơ-ma-tốp khéo léo gửi gắm niềm trân trọng, yêu mến, ngợi ca tới những thầy cô đang miệt mài chèo lái con thuyền tri thức. Đồng thời, ông còn thể hiện tấm lòng thương yêu, nâng niu những số phận bất hạnh biết vươn lên trong cuộc sống như cô bé An-tư-nai. Cảm ơn ngòi bút tài hoa của tác giả đã khắc họa thật chân thực câu chuyện cảm động về tình thầy trò.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Kiến thức ngữ văn trang 3

Lão Hạc

Trong mắt trẻ

Thực hành tiếng Việt trang 19

Người thầy đầu tiên

Phân tích một tác phẩm truyện

Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

Cố hương

Hướng dẫn tự học trang 37

1 24 26/03/2025