Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 566 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a) (ngắn nhất)

Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a) ngắn gọn:

Câu 1 (trang 173 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Chủ đề: Tự do (không chỉ là tự do cá nhân, tự do của mỗi con người mà còn cao hơn là tự do cho đất nước, dân tộc).

- Các hình ảnh trong bài thơ được liệt kê một cách ngẫu hứng qua sự ghi nhận của thị giác (hình ảnh thu được bằng mắt). Tính chất ngẫu hứng này phản ánh mĩ học siêu thực, thể hiện qua sự hỗn độn, không theo một trật tự logic nào.

Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 173 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Câu kết “Tôi viết tên em” của mỗi khổ thơ:

+ Tạo sự lặp kết cấu cú pháp độc đáo;

+ Nhấn mạnh cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, dào dạt, liên tiếp, diễn tả tâm trạng khát khao, chân thành tha thiết của người dân nô lệ đang rên xiết dưới ách phát xít.

+ Tạo âm vang cộng hưởng mang tính nhạc điệu cho bài thơ.

- Cách lặp từ theo kiểu “xoáy tròn” (Trên… trên):

+ Tạo ra nhạc điệu bài thơ;

+ Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về sự lan tỏa triền miên không dứt của cảm giác tự do và khát vọng tự do.

- Cách sử dụng đại từ “em” để gọi “Tự do”:

+ Cách xưng hô thân mật, thể hiện tình cảm tha thiết, gắn bó máu thịt;

+ Ý nghĩa sâu xa của tự do và khát vọng tìm kiếm, vươn tới tự do.

Câu 3 (trang 173 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Từ "trên" thể hiện cả không gian và thời gian:

+ Chỉ địa điểm - không gian( tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu)

+ Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào)

Câu 4 (trang 173 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết đối với tự do của tác giả đồng thời cũng truyền niềm khát khao tự do, khát khao hành động đến mọi người.

- “Tôi viết tên em” như không có điểm dừng, kéo dài đến vô tận. “Tôi viết tên em” được lặp lại, tôi có thể là tác giả và cũng có thể là những độc giả của bài thơ; viết có thể hiểu là “ghi, chép”, có thể hiều là hành động. Bởi đặt trong bối cảnh nước Pháp lúc bấy giờ: mất tự do, nhiều vùng bị Phát xít Đức chiếm đóng.

=> Do đó bài thơ là bài “Thánh ca” nêu cao tinh thần đấu tranh để đòi lại độc lập, tự do.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học 

Soạn bài Trả bài làm văn số 3 

Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích)

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

1 566 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: