Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 559 lượt xem
Tải về


Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) (ngắn nhất)

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) ngắn gọn:

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Về đặc trưng nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người, Nguyễn Đình Thi lí giải như sau:

- Đưa ra câu hỏi nghi vấn mà khẳng định: “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”

- Khẳng định mối quan hệ giữa “làm thơ” với tâm hồn con người”:

+ Khởi đầu một bài thơ, phải có “rung động thơ” – điều có được khi tâm hồn con người ra khỏi trạng thái bình thường, va chạm với thế giới bên ngoài.

+ Làm thơ chính là thể hiện những rung động của tâm hồn bằng lời.

=> “Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống”.

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Những yếu tố đặc trưng khác của thơ: hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,… đã được Nguyễn Đình Thi đề cập đến một cách thấu đáo:

- Hình ảnh: Dù là hình ảnh về sự vật, cũng không cốt ghi lại cái vẻ bề ngoài mà “đã bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ.”

- Tư tưởng - Cảm xúc: “Thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ.”; “Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn”.

- Cái thực trong thơ là sự thành thực của cảm xúc, đó là “hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy”.

=> Hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực của thơ đều nằm trong hệ quy chiếu của tâm hồn con người.

Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Sự khác biệt của ngôn ngữ thơ so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác:

+ Ngôn ngữ trong các truyện, kí là ngôn ngữ tự sự, trong kịch là ngôn ngữ đối thoại.

+ Ngôn ngữ thơ có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu “thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn.”

- Nguyễn Đình Thi quan niệm “không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần” mà chỉ có “thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”, “dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”.

Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh,… để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra:

- Mở đầu, tác giả sử dụng cách lập luận phủ nhận để khẳng định (bác bỏ một số quan niệm có phần phiến diện về thơ), từ đó triển khai các ý ngày càng cụ thể hơn, xoáy sâu vào vấn đề chính.

- Lí lẽ gắn với dẫn chứng.

- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh.

Câu 5 (trang 60 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi ngày nay còn nguyên giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thi ca.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đọc thêm: Đô – xtôi – ép – xki (trích)

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học 

Soạn bài Trả bài làm văn số 1 

Soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội 

1 559 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: