Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1,188 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (ngắn nhất)

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm ngắn gọn:

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Câu 1 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trước, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:

+ Hai nhịp dài: thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).

+ Hai nhịp ngắn: khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta (phải được).

- Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) tạo ra âm hưởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ bốn là một thanh trắc với một âm tiết kép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng người đọc (người nghe).

- Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc, nay phải được).

Câu 2 (trang 129 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Để tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liêng, đoạn văn phối hợp:

- Phép điệp (lặp từ ngữ, kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu 4/2/4/2) + phép đối (đối xứng từ ngữ, về nhịp điệu, về kết cấu ngữ pháp)

- Câu văn xuôi + có vần (Câu 1,2: bà / già, súng / súng)

- Nhịp ngắn, nhịp dài: câu 1, 4.

Tạo âm hưởng khi khoan thai, khi mạnh mẽ, thích hợp với lời kêu gọi cứu nước.

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Kết hợp sử dụng phép tu từ nhân hoá, các động từ với các yếu tố ngữ âm:

- Ngắt nhịp (liệt kê)

- Xen kẽ nhịp ngắn dài.

- Ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ (không dùng từ là), tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, ý nghĩa khẳng định.

II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

a. Âm đầu (l) được lặp lại bốn lần gợi ra những hình tượng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập loè. ánh lửa đó như đang phát sáng lung linh lập loè trên ngọn cây.

b. Sự cộng hưởng của 4 lần lặp lại âm “l” tạo nên hình tượng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nước.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Trong đoạn thơ của Tố Hữu, vần "ang" xuất hiện 7 lần. Đây là vần chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần "ang" vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển  động thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển động mùa (từ mùa đông sang mùa xuân).

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Khung cảnh hiểm trở và  sự gian lao vất vả được gợi ra nhờ:

- Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu

- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu

+ Câu 1: Thiên về vần T

=> Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.

+ Câu 4: Thiên về vần B

=> Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.

- Từ láy gợi hình, phép đối, phép lặp, phép nhân hoá (súng ngửi trời.)

- Lặp cú pháp: câu 1 và 3.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học 

Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)

Soạn bài Đọc thêm: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

Soạn bài Đọc thêm: Đò lèn (Nguyễn Duy)

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp 

1 1,188 04/03/2022
Tải về