Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 2550 lượt xem
Tải về


Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) (ngắn nhất)

Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) ngắn gọn

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 12 Tập 2)

Có thể chia thành 4 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu ... “tự đắc với mình"): Tràng đưa được người vợ nhặt về nhà

- Đoạn 2 (tiếp ... "đẩy xe bò"): Chuyện hai vợ chồng gặp nhau, thành vợ thành chồng

- Đoạn 3 (tiếp ... "nước mắt chảy ròng ròng"): Tình thương của người mẹ nghèo khó

- Đoạn 4 (còn lại): Niềm tin vào tương lai

- Mạch truyện được dẫn dắt một cách tự nhiên, hợp lí, tình huống truyện được thể hiện đều bắt nguồn từ việc Tràng thông qua lời nói đùa rồi nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp

Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Dân làng bất ngờ là vì:

+ Một thanh niên nghèo, xấu, ế vợ như Tràng bỗng nhặt được vợ về dễ dàng chỉ sau một ngày.

+ Nạn đói năm 1945 khiến triệu người chết đói, con người cũng trở nên rẻ rúng, Tràng có thể nhặt được vợ dễ dàng

+ Gia đình nhà Tràng vẫn có thể mơ đến tổ ấm hạnh phúc giữa thời điểm khó khăn này.

- Sự ngạc nhiên của tất cả mọi người tạo nên tình huống truyện éo le, dẫn đến các lời nói, hạnh động của nhân vật. Cho thấy thân phận khổ cực, tủi hổ của người lao động nghèo, nhưng vẫn tình cảm, luôn khao khát hạnh phúc.

Câu 3 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”:

- “Vợ”: Danh từ thiêng liêng, dùng để chỉ người phụ nữ trong mối quan hệ được pháp luật công nhận với “chồng”.

- “Nhặt”: Hành động cầm, lụm một vật bị đánh rơi lên.

→ Một nhan đề độc đáo, đối lập thú vị. Tưởng chừng không ai nhặt được một con người về làm vợ, nhưng qua đó, Kim Lân thể hiện được cảnh ngộ thê thảm của con người lúc bấy giờ.

→ Khái quát được tình huống của truyện. Thể hiện sự đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân lúc bấy giờ.

Câu 4 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Khao khát về tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng được thể hiện lúc anh quyết định lấy vợ:

+ Ban đầu: Phân vân, do dự,

+ Sau đó: Chậc lưỡi cho qua, lúc dẫn vợ về xóm ngụ cư, Tràng trở nên phởn phơ lạ thường, môi cười tỉm tỉm, mắt sáng, mặt vênh tự đắc, cũng có lúc lúng ta lúng túng đi bên vợ

- Buổi sáng đầu tiên khi có vợ:

+ Tràng thấy êm ả, lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra, xung quanh có sự thay đổi khác lạ.

+ Ý thức hơn về bổn phận, trách nhiệm bản thân cần lo cho gia đình của mình.

Câu 5 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Tâm trạng bà cụ Tứ:

- Ngạc nhiên:

+ Trước sự đon đả của đứa con trai ngờ nghệch

+ Trước sự xuất hiện của người đàn bà lạ.

- Bà hiểu ra “biết bao nhiêu cơ sự”, “mắt bà nhòa đi”:

+ Thương cho con trai

+ Lo nghĩ cảnh đói khát

+ Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới phải lấy con trai bà.

- Đối xử với con dâu:

+ “Con ngồi đây ... đỡ mỏi chân”

+ Kạc quan về tương lai, bảo ban các con làm ăn...

→ Một người mẹ nhân từ, khốn khổ nhưng luôn thương con cái.

Câu 6 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

+ Cách dựng truyện: Tự nhiên, đơn giản nhưng chặt chẽ. Kim Lân khéo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách.

+ Giọng Văn: Mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “ phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ “… Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.

+ Nhân vật: Kim Lân khắc họa được hình tượng sinh động. Bà cụ Tứ, Tràng tiêu biểu cho những người lao động cơ cực, nhưng vẫn nguyên vẹn tấm lòng nhân hậu, trong sáng. Hạnh phúc của cả cái gia đình khốn khổ ấy làm cho người đọc xúc động.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Chi tiết ấn tượng nhất:    

Vợ nhặt đã tạo ra được một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà nghèo xấu xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh bỉ), giữa lúc đói khát lại lấy được vợ. Đó là một điều lạ. Lạ vì hai lí do. Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo! Thời buổi đói khát này, người như Tràng, nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ! Nhưng điều tưởng không thể nào có được, lại đã xảy ra, đã trở thành hiện thực. Bởi vì, nếu không phải năm đói, người ta không đói quá, thì ai thèm lấy Tràng. Và đây là “vợ nhặt”, có cần choe cưới gì đâu. Năm đói thế nào cũng xong, có thế người như Tràng mới lấy được vợ.

Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm cư ngụ, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và của chính Tràng nữa.

Câu 2 (trang 33 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

 * Ý nghĩa đoạn kết tác phẩm:

- Một hồi trống dồn dập, vội vã.

- Người con dâu và con trai lại nghĩ đến  những đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới - đó là lá cờ đỏ Việt Minh. Cái tên Việt MInh đã vang lên trong óc họ như một niềm tin, một hy vọng. Vậy là cách mạng đã đến với những người nghèo khổ ngay trong cái nạn đói khủng khiếp này.

- Hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc của Tràng đã khép lại câu chuyện.

- Tác phẩm không chỉ gợi ra hình ảnh nạn đói năm 1945 mà còn mở ra hình ảnh của cách mạng Việt Nam trong năm ấy.

 → Đó là con đường tất yếu của người nông dân đi theo cách mạng. Hình ảnh lá cờ đỏ đã gây một ám ảnh lớn trong đầu Tràng, thôi thúc, giục giã, gieo niềm tin cho con người để sống, chiến đấu nỗi vất vả, khốn khó của mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 

Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Soạn bài Trả bài làm văn số 5 

1 2550 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: