Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1125 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp (ngắn nhất)

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp ngắn gọn:

I. Phép lặp cú pháp

Câu 1 (trang 150 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

a) Bốn câu vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp là :

- “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp”..

Hiệu quả nghệ thuật : mang tính khẳng định, nhấn mạnh, lời văn hài hoà, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau.

b) Đoạn thơ

+ Câu 1 và 2 : CN - là - của chúng ta

+ Câu 3, 4,5 : CN - Vn

c) Đoạn thơ : Câu 1-3-5 Nhấn mạnh nỗi nhớ và kỷ niệm.

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Giống nhau : đăng đối, nhịp nhàng, cân xứng.

- Khác nhau :

+ Ngữ liệu 1 : Lặp giữa những câu khác nhau.

+ Ngữ liệu 2 : Lặp cú pháp ngay trong một câu tạo sự đối lập.

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Các câu văn (thơ) có dùng phép lặp cú pháp:

- Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

- Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

-  Dữ dội và dịu êm

 Ồn ào và lặng lẽ

(Sóng - Xuân Quỳnh)

=> Tác dụng phép lặp: Tạo tính đăng đối cho câu văn (thơ); tạo nhịp điệu, tăng tính nhạc; nhấn mạnh đối tượng cần khắc họa.

II. Phép liệt kê

Câu hỏi (trang 152 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong 2 đoạn văn :

- Lời văn nhịp nhàng

- Chỉ ra từng biểu hiện cụ thể, sự tiếp nối liên tục tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn.

III. Phép chêm xen

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: nằm giữa hoặc cuối; chú giải (phụ chú).

 - Dấu câu tách biệt bộ phận đó: Dấu ngoặc đơn hoặc dấu phẩy.

- Tác dụng đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm: Nói rõ thêm bổ sung thông tin, bộc lộ một thái độ, cảm xúc.

Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận 

Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Soạn bài Đọc thêm: Bác ơi! (Tố Hữu)

Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a)

1 1125 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: