Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1,722 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả (ngắn nhất)

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả ngắn gọn:

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.

- Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

=> Quan điểm đó giúp giải thích vì sao trong sáng tác của Người có những bài văn, bài thơ lời lẽ giản dị, gần gũi, dễ hiểu nhưng cũng có những tác phẩm đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực, phong cách độc đáo.

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) - Phần một: Tác giả | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh:

- Văn chính luận:

+ Được viết với mục đích đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.

+ Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Tuyên ngôn độc lập” (1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946),...

=> Văn chính luận của Hồ Chí Minh không chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà bằng cả tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh liệt, nồng nàn.

- Truyện và kí:

+ Được sáng tác nhằm tố cáo tội ác của thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.

+ Tác phẩm: Tập “Truyện và kí” (tiếng Pháp), “Nhật kí chìm tàu” (1931),...

=> Qua những thiên truyện này, người đọc có thể nhận ra một cây bút văn xuôi tài năng.

- Thơ ca:

+ Gắn liền với tập “Nhật kí trong tù” (viết 1942-1943) - tác phẩm phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh lao tù.

+ Ngoài ra, còn phải kể đến một số chùm thơ Người sáng tác ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng mà thống nhất, thể hiện ở mỗi thể loại văn học:

- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

- Truyện và kí: Hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

- Thơ ca: Chia làm 2 loại - Những bài thơ tuyên truyền cách mạng có hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mang màu sắc dân gian hiện đại; những bài thơ nghệ thuật mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển với hiện đại.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Bài thơ “Chiều tối” (Mộ) trong tập “Nhật kí trong tù” có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh:

- Bút pháp cổ điển: Thể hiện qua cách miêu tả thiên nhiên (bút pháp chấm phá) và khắc họa phong thái ung dung của nhân vật.

- Bút pháp hiện đại: Thể hiện qua cách khắc họa thiên nhiên không ở trạng thái tĩnh mà luôn vận động hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai; nhân vật trữ tình không phải là ẩn sĩ giống trong thơ cổ mà là chiến sĩ, luôn  ở tư thế làm chủ.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):

Những bài học tiếp thu được khi học và đọc những bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù”:

- Tinh thần lạc quan, luôn nhìn thấy cơ hội trong khó khăn thử thách (khi đọc bài “Chiều tối”);

- Ý chí quyết tâm, sắt son với lý tưởng trong mọi hoàn cảnh thử thách (khi đọc bài "Không ngủ được”);

- Ý chí tự tôi rèn bản thân (khi đọc bài “Nghe tiếng chày giã gạo”, “Tự khuyên mình”);

- Niềm tin vào tương lai, sự sống, tự do và hạnh phúc;

- Tình yêu thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh (khi đọc bài “Ngắm trăng”).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội 

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Tiếp theo)

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)

1 1,722 04/03/2022
Tải về