Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 2,744 05/03/2022
Tải về


Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) (ngắn nhất)

Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) ngắn gọn

Phần hướng dẫn học bài

 Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Số phận và tính cách nhân vật Mị qua từng thời điểm:

* Trước khi làm dâu nhà thống lý Pá Tra:

- Xinh đẹp, hiền lành, đã có người yêu, có tài, chăm chỉ, hiếu thảo với cha mẹ.

* Bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lý:

- Suy sụp: Khóc đến mấy tháng, đau khổ.

- Định ăn lá ngón tự tử nhưng nhìn cha lại không thể làm được đành quay lại.

- Từ đó, Mị trở nên lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

- Làm đi làm lại, những công việc suốt năm suốt tháng, làm không ngưng nghỉ.

- Mất đi tự do: Sống trong một căn phòng chỉ có một ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời nắng hay mưa chỉ biết thấy mờ mờ trăng trắng.

→ Bị giam giữ cả linh hồn và thể xác, Mị giống như đã chết trong tâm hồn.

* Cảnh đêm tình mùa xuân:

- Nghe tiếng sáo: Tâm hồn như phơi phơi trở lại.

- Uống ực từng bát rượu như uống cho hết nỗi nhục số phận.

- Nghe tiếng sáo thổi: Nhớ lại những kỉ niệm ngày trước.

- Muốn được giải thoát: Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nghĩ nữa

→ Sức sống trong Mị đã hồi sinh.

- Mị còn trẻ và mị muốn đi chơi: Lấy chiếc váy hoa chải lại đầu tóc để đi chơi

- Thắp sáng đèn như thắp sáng chính cuộc đời mình vậy.

- Khi bị A Sử buộc vào cột giữa nhà, không thể cúi đầu được: Vẫn còn đang say sưa theo tiếng sáo, rồi bỗng chốc Mị nghe tiếng chân ngựa đạp mạnh vào vách Mị cựa quậy không xong. Mị lại đau khổ

→ Sức sống của Mị vừa hồi sinh lại bị A Sử dập tắt một cách phũ phàng.

* Đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ:

- Mị thường hơ lưng hơ tay giữa đêm do lạnh.

- Nhìn thấy A Phủ đang bị trói:

+ Ban đầu: Dửng dưng không thấy gì vì cảnh tượng này trong nhà thống lý đã quá bình thường

+ Sau đó: Thấy ánh mắt của A Phủ với hai dòng nước mắt lấp lánh. Mị thương người, thương mình.

- Mị quyết định cắt dây trói thả A Phủ đi. Trong lúc sợ hãi, Mị quyết định chạy theo A Phủ, cả hai cùng bỏ trốn, hướng đến cách mạng và sự tự do.

Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

* Tính cách nhân vật A Phủ được khắc họa qua hành động:

- A Phủ mạnh mẽ, gan dạ.

- Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, bị người làng đem bán xuống cánh đồng lưu lạc đến Hồng Ngài

- Lớn lên trong cảnh làm thuê, cuốc mướn.

- Bị phạt vạ, làm tôi tớ cho nhà thống: Vì dám đánh con trai nhà thống lí

- Khát vọng sống mãnh liệt: Nhai đứt hai vòng dây mây quật sức vùng chạy dù bị trói.

- Lúc bị xử kiện: A Phủ gan góc chịu đòn, im lặng như tượng đá.

- Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là người tự do, không sợ cường quyền, kẻ ác.

- Khi để hổ ăn mất bò, đề nghị xin đi bắt hổ.

- Khát vọng sống tự do: Được Mị cởi dây trói, chạy trốn khỏi nhà thống lí, đưa Mị theo cùng.

→  Nhân vật A Phủ mang những nét tiêu biểu của thanh niên miền núi Tây Bắc: chất phác, thật thà, khỏe mạnh, gan góc... dù bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng vẫn không nguôi khát vọng tự do.

* Sự khác biệt trong bút pháp miêu tả nhân vật Mị và A Phủ:

- Sự xuất hiện:

+ Mị: Xuất hiện ngay mở đầu tác phẩm.

+ A Phủ: Xuất hiện ở giữa tác phẩm.

- Khía cạnh miêu tả:

+ Mị: Mị được khắc họa từ bên trong, nội tâm suy nghĩ của Mị được bộc lộ rõ nét nhằm giúp ta khám phá và phát hiện vẻ đẹp của nhân vật ở tiềm lực sống nội tâm

+ A Phủ: Nhận ra từ bên ngoài, tạo nên nét nổi bật sắc nét về tính cách và hành động để thấy rõ được sự gan góc, táo bạo và mạnh mẽ từ nhân vật.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi:

* Miêu tả sinh động sinh hoạt và phong tục của người Mèo ở Hồng Ngài, thể hiện tác giả là người rất am hiểu về phong tục, văn hóa:

- Ăn tết:

+ Gặt hái xong là ăn tết, không kể ngày tháng nào.

+ Con gái Mèo phơi váy hoa trên các mỏm đá, lũ trẻ chơi quay đùa nghịch trước nhà.

Bữa cơm bữa rượu nối tiếp bên bếp lửa

+ Trai gái đánh pao, đánh quay, thổi sáo rồi đêm đêm hẹn hò nhau đi chơi;

Phong tục cướp vợ, cúng trình ma.

Cảnh xử kiện lạc hậu, tàn bạo thời kỳ trước cách mạng của bọn thống lý tàn ác.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi với nhũng chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất thơ ("trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ... Đám trẻ con, chơi quay cười ầm trước sân nhà")

- Nghệ thuật dẫn truyện: Tự nhiên, chân thực với ngôn ngữ mang đậm nếp cảm, nếp nghĩ, nếp diễn đạt của người dân miền núi.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

* Giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

- Tác giả phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người Tây Bắc.

- Tin tưởng và miêu tả khả năng cách mạng của người dân miền núi trong cuộc đấu tranh giành tự do, đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến .

- Biểu lộ sự căm ghét đối với chế độ thực dân, phong kiến.

- Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:

- Miêu tả chiều sâu tâm lí, tính cách nhân vật.

- Tả cảnh, tái tạo không khí rừng núi vùng cao vừa thực vừa giàu chất thơ…

- Tô Hoài đã lên tiếng tố cáo những tội ác dã man của bọn phong kiến thống trị và những hủ tục lạc hậu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học 

Soạn bài Nhân vật giao tiếp 

Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân)

Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 

Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

1 2,744 05/03/2022
Tải về