Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1838 lượt xem
Tải về


Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả (ngắn nhất)

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả ngắn gọn:

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu:

- Thời thơ ấu: sinh ra trong gia đình Nho học ở Huế.

- Thời thanh niên: sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ: đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

TT

Tập thơ

Chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ

Giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam

1

“Từ ấy” (1937 – 1946)

- Đánh dấu bước trưởng thành khi tác giả đi theo lý tưởng, con đường cách mạng của Đảng

Thời kì Mặt trận Dân chủ, Cách mạng Tháng Tám

2

“Việt Bắc” (1947 – 1954)

- Tại Việt Bắc, Tố Hữu đặc trách về văn hóa văn nghệ ở cơ quan Trung ương Đảng.

Kháng chiến chống Pháp

3

“Gió lộng” (1955 – 1961)

- Ghi nhớ quá khứ ân tình, thủy chung; Ngợi ca cuộc sống miền Bắc; Tình cảm thiết tha, sâu nặng với miền Nam ruột thịt.

Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước

4

“Ra trận” (1962 – 1971),

“Máu và hoa” (1972 – 1977)

- “Ra trận”: bản hùng ca thời kì “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời”

- “Máu và hoa”: chặng đường cách mạng đầy gian khổ nhưng tự hào, vẻ vang.

Cuộc kháng chiến chống Mĩ

5

“Một tiếng đờn” (1992)

“Ta với ta” (1999)

- Phản ánh suy tư, chiêm nghiệm về con người và cuộc đời; Niềm tin vào lý tưởng chiến đấu, con đường cách mạng.

Đất nước đổi mới

Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Thơ Tố Hữu mang chất trữ tình chính trị:

- Lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị để nhìn nhận và thể hiện cảm xúc về mọi phương diện, mọi hiện tượng đời sống.

- Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung;

- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi;

- Giọng thơ mang tính chất tâm tình.

Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu:

- Thể thơ truyền thống: lục bát, thất ngôn;

- Ngôn ngữ thơ: dung từ ngữ và cách nói dân gian, giàu tính nhạc.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Phân tích khổ đầu bài thơ “Từ ấy” (Tố Hữu)

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

- Giới thiệu chung:

+ Xuất xứ: Bài thơ mở đầu cho phần thơ “Máu lửa” trong tập thơ “Từ ấy”

+ Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào tháng 7 – 1938 khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng CS.

+ Nội dung chính khổ thơ đầu: Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng.

- Phân tích:

* Hai câu đầu:

+ “Từ ấy”: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời CM và đời thơ của Tố Hữu:  1938, Được kết nạp vào Đảng Cộng Sản.

+ Hình ảnh Ẩn dụ :

“nắng hạ” (nguồn sáng rực rỡ): Khẳng định lí tưởng cộng sản như nguồn sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.

“mặt trời chân lí”: Đảng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn.

+ Động từ mạnh:

“bừng”: ánh sáng phát ra đột ngột;

“chói”: ánh sáng có sức xuyên mạnh

=> Ánh sáng lí tưởng của Đảng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

* Hai câu sau:

- So sánh “hồn tôi” (không gian tinh thần) với “vườn hoa lá rất đậm hương và rộn tiếng chim” (không gian cụ thể đầy sức sống): Hữu hình hóa niềm vui tột cùng

=> Lí tưởng cộng sản làm tâm hồn nhà thơ hồi sinh, rộn rã niềm vui

- Đánh giá: Như vậy, khổ thơ đầu đã diễn tả sinh động niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng. Ánh sáng của lí tưởng ấy đã làm sống dậy, làm tươi lại một thế giới tâm hồn, đồng thời, nó cũng khơi nguồn sáng tạo cho một hồn thơ.

Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Lời nhận xét của Xuân Diệu là sự đánh giá rất cao tâm hồn và tài năng của Tố Hữu:

+ Thơ chính trị: ít quan tâm đến cuộc sống và cá nhân mà đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, mang tính toàn dân.

=> Đối với Tố Hữu, một nhà thơ cách mạng, ý nghĩa của hoạt động thơ ca là hướng đến thực hiện những nhiệm vụ chính trị.

+ Thơ chính trị vốn khô khan, dễ biến thành lời kêu gọi, hô hào

=> Với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã được chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, tất cả đều đậm chất trữ tình, lời nhắn nhủ, tâm sự chan chứa tin yêu với đồng bào, đồng chí.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luật thơ 

Soạn bài Trả bài làm văn số 2 

Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm 

Soạn bài Phát biểu theo chủ đề 

Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

1 1838 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: