Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1,751 04/03/2022
Tải về


Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm (ngắn nhất)

Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai – Tác phẩm ngắn gọn:

Phần đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hoàn cảnh sáng tác: Tháng 10/1954, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội.

- Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi.

=> Được tổ chức theo lối đối đáp của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, mở ra bầu trời kỉ niệm cách mạng gian khổ mà hào hùng.

Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Qua hồi tưởng của nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp:

- Cảnh núi rừng Việt Bắc: Hiện lên đa dạng, sinh động trong nhiều khoảng không gian và thời gian khác nhau; có những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác: “Nhớ gì … vơi đầy”.

+ Nhớ ánh nắng ban chiều;

+ Ánh trăng buổi tối, không gian gợi cảm nên thơ;

+ Những bản làng ẩn hiện trong sương sớm…;

+ Những ánh lửa hồng trong đêm khuya…;

+ Những tên núi, tên rừng, tên sông suối, nương rẫy quen thuộc thân yêu…

=> Cảnh đẹp, có phần hoang sơ nhưng không hiu quạnh mà thơ mộng, ấm áp.

- Con người: Trong nỗi nhớ của nhà thơ, đồng bào Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất cao đẹp:

+ Gắn bó với cách mạng cùng “mối thù nặng vai”, cùng chia sẻ đắng cay ngọt bùi với cách mạng: “Ta đi ta nhớ …    … đắp cùng”;

+ Tuy nghèo về vật chất nhưng “đậm đà lòng son", giàu về tình nghĩa: “Nhớ người mẹ … … bắp ngô”;

+ Lạc quan yêu đời, gắn bó cùng kháng chiến dù còn nhiều gian khổ, thiếu thốn: “Nhớ sao……núi đèo”

+ Cuộc sống của đồng bào Việt Bắc: êm ả, bình dị, tiếng chày hòa trong tiếng suối xa: “Nhớ sao tiếng mõ……suối xa”

=> Con người Việt Bắc nghèo khổ nhưng cần cù và sâu nặng ân tình.

=> Đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa thiên nhiên và con người trong bức tranh tứ bình:

+ Thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp đa dạng, sinh động, thay đổi theo từng mùa;

+ Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình dị: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,… Bằng những việc làm nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu:

- Những cuộc hành quân ra trận thật hùng vĩ của bộ đội và nhân dân mang khí thế mạnh mẽ của cả dân tộc lên đường đánh giặc: “Những đường Việt Bắc của ta ... Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”.

- Hình ảnh bộ đội ta hành quân ra trận:  "Quân đi … … mũ nan"

- Những đoàn dân công phục vụ chiến đấu: “Dân công …lửa bay” với hình ảnh những bó đuốc đỏ rực soi đường; hình ảnh cường điệu "bước chân nát đá" khẳng định ý chí phi thường, sức mạnh to lớn của nhân dân trong kháng chiến.

- Niềm lạc quan tin tưởng vững chắc: "Nghìn đêm …… ngày mai lên”

=> Vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh (Phủ Thông, Đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên,…): “Tin vui …… núi Hồng”

=> Lí giải những cội nguồn sức mạnh dẫn tới chiến thắng:

+ Sức mạnh của lòng căm thù:  “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”

+ Sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: “Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi”

+ Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân: “Nhớ khi giặc… một lòng”

+ Đánh giặc ngay tại chỗ (“Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây”)

+ Dựa vào rừng núi để đánh giặc (“Núi giăng … vây quân thù”)

+  Quân dân đoàn kết (“Đất trời ta cả chiến khu một lòng”)

à Tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên.

* Vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:

- Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, nơi khai sinh những địa danh mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc.

- Việt Bắc còn là trái tim, đầu não của cuộc kháng chiến, là nơi các chủ trương của Đảng và Chính phủ toả đi khắp nước, chỉ đạo sự nghiệp cách mạng:

“Điều quân… các khu…”

- Việt Bắc là niềm tin, là hi vọng, niềm mong đợi của cả dân tộc, của những con người Việt Nam yêu nước vì Việt Bắc có Bác Hồ, có Chính phủ sống và làm việc: “Ở đâu u ám quân thù, …Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền”

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc

- Sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ truyền thống mang vẻ đẹp cổ điển.

- Cấu tứ bài thơ: là cấu tứ ca dao với lối đối đáp của hai nhân vật trữ tình: "mình" - "ta“.

- Sử dụng hình thức tiểu đối của ca dao: vừa nhấn mạnh ý vừa tạo ra nhịp thơ cân xứng, uyển chuyển, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.

Phần luyện tập:

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô ta – mình trong bài thơ:

- Đại từ xưng hô “ta– mình” quen gặp trong ca dao, dân ca thực chất tuy hai mà là một.

- Hai đại từ ấy có sự hoán đổi cho nhau, khó tách rời.

- Tố Hữu tự phân thân để giãi bày tâm trạng của tình yêu thương trên quê hương đất mẹ.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Phân tích đoạn thơ về khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

(...)

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

- Giọng thơ: hào hùng, mạnh mẽ, nhanh, dồn dập

- Hình ảnh thơ:

+ Không gian: những đường Việt Bắc của ta – không gian rộng lớn, khắp mọi nẻo đường ở Việt Bắc

+ Quân đi điệp điệp, trùng trùng: những đoàn quân nối tiếp nhau ra trận

+ Dân công đỏ đuốc từng đoàn, bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

+ Đèn pha bật sáng

→ Những hình ảnh thơ gợi nên một khí thế dũng mãnh, dồn dập, người người ra trận, nhà nhà ra trận

- Từ ngữ:

+ Sử dụng từ láy có giá trị tạo hình: điệp điệp, trùng trùng, ...

+ Sử dụng dày đặc các động từ mạnh: đi, đỏ đuốc, nát đá, bay,...

→ Một Việt Bắc hào hùng, là một bản anh hùng ca với khí thế sục sôi trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Phát biểu theo chủ đề 

Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm 

1 1,751 04/03/2022
Tải về