Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 723 lượt xem
Tải về


Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận ngắn gọn:

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (Trang 174 sgk ngữ văn 12 Tập 1):

Các thao tác lập luận đã học:

- Chứng minh: đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

- Giải thích: vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

- Phân tích: chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

- So sánh: nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

- Bác bỏ: chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

- Bình luận: bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi/ hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

Câu 2 (Trang 174 sgk ngữ văn 12 Tập 1):

Các thao tác được Hồ Chí Minh sử dụng:

+ Phân tích

+ Chứng minh

+ Bác bỏ

+ Bình luận

Câu 3 (Trang 175 sgk ngữ văn 12 Tập 1):

- Bước 1:

+ Xác định chủ đề của bài văn: Chọn 1 vấn đề cụ thể trong đời sống văn hóa – tinh thần của con người (Cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay).

+ Xác định các ý kiến sẽ đưa ra trong bài văn và sắp xếp theo dàn ý hợp lý:

Ví dụ để triển khai vấn đề cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay, cần có các luận điểm: Thực trạng cách ăn mặc của giới trẻ hiện nay; Phân tích cách ăn mặc phù hợp với văn hóa, phê phán cách ăn mặc kệch cỡm, không phù hợp; Chỉ ra nguyên nhân và các giải pháp xây dựng văn hóa ăn mặc của giới trẻ hiện nay.

- Bước 2: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm

+ Lựa chọn các luận điểm chính, đặc sắc;

+ Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để được sáng tỏ, sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc;

+ Trong thao tác lập luận, thao tác đóng vai trò chủ đạo là phân tích, bởi phân tích sẽ mang lại cái nhìn cặn kẽ về các vấn đề.

Bước ba: Diễn đạt các ý chuẩn bị thành chuỗi các câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau, thể hiện được phong cách ngôn ngữ chính luận

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1 (trang 176 sgk ngữ văn 12 Tập 1):

Các tác phẩm nghị luận có sử dụng nhiều thao tác lập luận khác nhau:

- Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh

- Nguyễn Đình Chiểu - ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng

Câu 2 (trang 176 sgk ngữ văn 12 Tập 1):

Dàn ý bài văn nghị luận về nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện, kịch bản văn học:

- Giới thiệu thiên truyện/ kịch bản văn học cần nghị luận (tác giả, hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung, nghệ thuật);

- Phân tích nét đặc sắc phát hiện từ thiên truyện/ kịch bản văn học đó:

+ Nét đặc sắc đó thuộc phương diện nội dung hay nghệ thuật;

+ Phân tích các yếu tố tạo nên sự đặc sắc;

+ So sánh với các tác phẩm cùng đề tài/ cách thức triển khai vấn đề để làm nổi bật sự đặc sắc.

- Đánh giá về giá trị của nét đặc sắc phát hiện được từ tác phẩm đó.

- Kết luận: Khẳng định giá trị của nét đặc sắc phát hiện được.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học 

Soạn bài Trả bài làm văn số 3 

Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích)

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

1 723 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: