Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 564 05/03/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học (ngắn nhất)

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học ngắn gọn

Đề 1 (trang 16 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

1. Mở bài: 

Giới thiệu Nguyễn Văn Siêu đã nêu lên một quan niệm văn chương xác đáng và thuyết phục: "“Văn chương ... là loại chuyên chú ở con người”

2.Thân bài:

a. Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn siêu

- Văn chương có hai loại: loại “đáng thờ" và loại “ không đáng thờ'' 

- Văn chương “không đáng thờ" là loại văn chương chỉ chuyên chú ở "văn chương", nghĩa là chỉ quan tâm đến việc gọt đẽo ngôn từ, chạy theo cái đẹp hình thức...

- Văn chương "đáng thờ" là loại văn chương “chuyên chú ở con người", quan niệm “văn học là nhân học", văn chương là cuộc đời...

b. Bình luận, đánh giá, để xuất ý kiến

- Trong thực tế một tác phẩm văn học nghệ thuật luôn luôn có hai mặt không thể tách rời nhau: nội dung và hình thức. Không thể nào khác được.

- Quan niệm của “Thân Siêu"còn đề cao “chữ tâm" của người cầm bút đúng như Nguyễn Du từng nhấn mạnh: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Truyện Kiều).

- Ngày nay, cần xác định rõ khái niệm “con người' - đối tượng phục vụ của văn chương phải là con người lao động, nhân dân lao động chứ nhất định không thể là con người chung chung, trừu tượng, siêu hình. 

3. Kết bài:

- Khẳng định lại quan niệm của Nguyễn Vãn Siêu về văn chương 

- Quan niệm đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay. Chúng ta tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn học chuyên chú ở con người với nhiều tác phẩm, không chỉ có nội dung và tư tưởng sâu sắc mà còn có hình thức nghệ thuật hấp dẫn lôi cuốn.

Đề 2 (trang 16 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

1. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận: Câu nói của Buy-phông "Phong cách chính là người".

2. Thân bài

a. Khái niệm phong cách:

- Tổng hòa những nét riêng trong cung cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử để tạo nên bản ngã của một con người hoặc một nhóm người nhất định có tính chất phân biệt với những cá thể khác.

- Phong cách gồm nhiều bình diện: Đời sống xã hội, văn học nghệ thuật,...

→ Khẳng định tính đúng đắn của câu nói.

b. Bàn luận:

* Tầm quan trọng của phong cách:

- Có nhiều quan điểm sai lầm về việc xây dựng phong cách trong cuộc sống: Chỉ giới nghệ sĩ mới cần phong cách, xây dựng phong cách là màu mè, chơi trội,...

- Tuy nhiên phong cách cá nhân là điều cơ bản và vô cùng quan trọng nó làm nên vẻ đẹp, cái duyên dáng thu hút của mỗi chúng ta, nếu thiếu phong cách bạn sẽ trở nên nhạt nhòa, thiếu hấp dẫn, thiếu độ nhận diện cái tôi cá nhân.

* Tầm quan trọng của phong cách trong một vài lĩnh vực:

- Mỗi nhà văn, nhà thơ đều phải có phong cách cho riêng mình, một phong cách thể hiện lối suy nghĩ, quan niệm sống, mà chân dung tâm hồn để thu hút độc giả và dựng lên cho mình một vị trí trong giới nghệ thuật, nếu không rõ ràng rằng họ sẽ bị chìm nghỉm trong một loạt các cây bút tài năng khác. Nêu dẫn chứng.

- Giới ca sĩ diễn viên gây dựng tên tuổi, độ nhận biết và vị trí trong nền công nghiệp giải trí bằng việc xây dựng cho mình phong cách riêng biệt.

* Chúng ta - những con người bình thường tạo dựng phong cách cá nhân như thế nào?

- Thể hiện bản sắc cá nhân trong việc giao tiếp ứng xử hằng ngày với mọi người xung quanh,trong phong cách làm việc, trong lối ăn mặc trang điểm, trong lối sống,...

- Trong phong cách ẩm thực, quan điểm trong các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, quan điểm thẩm mỹ, thường thức, quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, giá trị quan, quan niệm về tình cảm,...

- Có tinh thần tự tin, cố gắng cải thiện và tìm cách nhấn mạnh cũng như đánh dấu phong cách cá nhân ở một vài khía cạnh dễ cải thiện nhất, ví dụ như tư tưởng, phong cách làm việc, gu thời trang,... Và tuyệt nhiên bạn không nên cố bắt chước một ai đó.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Đề 3 (trang 16 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

1. Mở bài:

- Từ xưa tới nay, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.

- Nhà văn nổi tiếng của nước Pháp La Bơ-ruy-e cho rằng: Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra.

2. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa nhận định trên.

+ La Bơ-ruy-e nhấn mạnh đến chức năng giáo dục của văn học.

- Văn học là nhân học (M. Gorki). Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Văn chương đích thực phải có tác dụng bồi đắp đời sống tinh thần, tình cảm của con người, khiến cho nó ngày càng trở nên trong sáng hơn, phong phú và tốt đẹp hơn.

- Văn chương có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn, huyền diệu của con người. Từ những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, nhà văn đề cập tới nhiều vấn đề thiết thực của cuộc sống, giúp người đọc nhận thức và suy ngẫm, để từ đó nâng cao trình độ hiểu biết và tự hoàn thiện nhân cách.

- Mục đích của văn học trước hết là giúp con người nhận thức được về bản thân. Một tác phẩm văn học thực sự có giá trị phải nâng cao tinh thần con người và gợi cho con người những tình cảm cao quý và can đảm.

+ Cách đánh giá một tác phẩm văn học:

- Một sáng tác chỉ xứng đáng được gọi là tác phẩm văn chương khi nó chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc và cao cả, liên quan tới những vấn đề bức thiết của đời sống xã hội và phản ánh những điều đó thông qua hình tượng nhân vật điển hình có ý nghĩa khái quát cao, tác động mãnh liệt tới tâm hồn người đọc. Một tác phẩm như thế là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra.

- Người nghệ sĩ chân chính, nhà văn chân chính phải thực sự sáng tạo trong nghệ thuật, tạo ra cho mình một phong cách riêng, dấu ấn riêng không thể lẫn với bất cứ ai khác. Tác phẩm phải là đứa con tinh thần của chính họ.

* Chứng minh bằng một số tác phẩm nổi tiếng thế giới.

- Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là bài ca tuyệt vời về tình thương yêu con người, về đức hi sinh quên mình vì người khác. Nhân vật Giăng Van-giăng là nhân vật tư tưởng của chủ nghĩa nhân đạo của nhà văn.

- Truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Sô-lô-khốp “không ngần ngại nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng mà con người phải gánh chịu do chiến tranh” ; đồng thời ca ngợi lòng nhân hậu, vị tha của người lính Hồng quân nói riêng và của nhân dân Nga nói chung.

- Trong tiểu thuyết Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Tác phẩm này là bài học thiết thực, bổ ích về khát vọng, ý chí và nghị lực của con người.

3. Kết bài:

- Những tác phẩm văn học có giá trị nội dung, tư tưởng; giá trị nghệ thuật cao sẽ vượt qua thử thách khắc nghiệt của dư luận, của thời gian, không gian... để trở thành kiệt tác chung của nhân loại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Nhân vật giao tiếp 

Soạn bài Vợ nhặt (Kim Lân)

Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 

Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

1 564 05/03/2022
Tải về