Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 3459 lượt xem
Tải về


Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) (ngắn nhất)

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Sông Hương vùng thượng lưu:

- Là “bản trường ca của rừng già”

- Là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”

- Là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”

- Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.

-> Sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc; động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Sông Hương về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế:

- Sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.

- Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi;

- Nghệ thuật:

-> Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

Câu 3 (trang 203 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế:

- Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.

- Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”.

 - “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.

- Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.

Câu 4 (trang 203 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Sông Hương trong lịch sử và thi ca:

- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc “...”.

- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.

- Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

Câu 5 (trang 203 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Nét riêng trong văn phong của tác giả:

- Sở trường thể loại bút kí.

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

Phần luyện tập

(trang 203 sgk Ngữ văn 12 tập 1)

Đoạn văn: “Có một dòng thi ca về sông Hương…. Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

- Ý tưởng: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

- Hình ảnh và ngôn ngữ: Các từ ngữ  “tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt : vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên)

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

Soạn bài Ôn tập phần Văn học 

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I 

Soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

1 3459 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: