Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1,204 05/03/2022
Tải về


Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (ngắn nhất)

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận ngắn ngọn

I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận:

Câu 1 (136 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

a. Tuy cùng trình bày một nội dung cơ bản giống nhau nhưng cách dùng từ ngữ trong hai ví dụ trên khác nhau:

Đoạn 1

Đoạn 2

- Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về...

- Chúng ta không thể không nhắc tới

- Trong lúc nhàn rỗi...

- Trong những thời khắc hiếm hỏi được thanh nhàn bất đắc dĩ...

- Bác vốn chẳng thích làm thơ...

- Thơ không phải là mục đích cao nhất của...

- Vẻ đẹp ấy thế hiện rõ trong những bài thơ...

- ... là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.

b. Những từ ngữ không phù hợp với đối tượng nghị luận trong các ví dụ:

- Đoạn văn (1): Hẳn ai cũng nghe nói, nhàn rỗi, (tâm hồn đẹp) lung linh, khổ sở, những bài được làm.

- Đoạn văn (2): Tập thơ được viết, những thời khắc hiếm hoi, được thanh nhàn bất đắc dĩ, một cách thật khiêm tốn, vượt thoát.

c. Viết đoạn văn

Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta mà người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã có những góp cho văn học Việt Nam những tuyệt tác. Một trong số đó là tập thơ Nhật ký trong tù, đó là tập thơ Người viết trong thời gian bị bọn Tưởng giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc. Khi ấy, người đã viết:

 “Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây”

Những câu thơ ấy cũng là tâm niệm của Bác trong những ngày tháng bị đày trong chốn lao tù. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta nói tới sự nghiệp văn học của Bác mà không nhắc đến Nhật kí trong tù - tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Tập thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh với vẻ đẹp của một chiến sĩ - thi sĩ, với chất "thép" rắn rỏi, chất tình bát ngát, mênh mông. Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn là những thi phẩm tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a. Các từ ngữ in đậm có tác dụng:

- Biểu hiện sự đồng cảm của người viết với nỗi buồn của nhà thơ Huy Cận.

- Gợi lên một ấn tượng sâu sắc về đối tượng nghị luận: Huy Cận là nhà thơ của những nỗi buồn ảo não, triền miên.

b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận) vì:

- Các từ in đậm như: linh hồn Huy Cận, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, một tiếng địch buồn, điệu ái tình, lời li tao, một bản ngậm ngùi dài, đìu hiu của khóm trúc… đều là những hình ảnh khắc họa được tâm trạng buồn bã, phù hợp với giọng thơ Huy Cận.

Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Các từ ngữ không phù hợp: kịch tác gia - nhà viết kịch; kiệt tác - tác phẩm lớn; sự tranh chấp - mâu thuẫn; người ta ai mà chẳng sống - con người đều sống; chẳng là gì cả - vô nghĩa; Anh chàng Trương Ba - Nhân vật Trương Ba; cũng thế mà thôi - cũng vậy; anh ta - Ông/Trương Ba; tên hàng thịt - anh hàng thịt; chẳng qua đó chỉ là - Đó chỉ là; phát bệnh - dằn vặt

* Viết lại đoạn văn

Lưu quang Vũ là một nhà viết kịch nổi tiếng. Vở kịch Hồn Trương ba, da hàng thịt xứng đáng là một tác phẩm lớn trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: Sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, con người ai chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ đến đâu cũng trở nên vô nghĩa khi không có thể xác. Nhân vật Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng vậy. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác anh hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có linh hồn của Trương Ba. Nhưng nó cũng chẳng để cho hồn Trương Ba được yên mà lại còn làm nhân vật đau khổ, dằn vặt vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.

Câu 4 (trang 138 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): 

Khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý:

- Lựa chọn từ ngữ phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng khẩu ngữ.

- Cần phải diễn đạt một cách mạch lạc, hấp dẫn, kết hợp các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình để bộc lộ cảm xúc cho phù hợp.

II. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn bản nghị luận

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a.

- Giống nhau: Cả hai đoạn văn đều sử dụng kết hợp các câu có độ ngắn dài khác nhau.

- Khác nhau:

+ Đoạn (1): chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu dài. Hiệu quả diễn đạt: đơn điệu, nhàm chán.

+ Đoạn (2): sử dụng kết hợp câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán. Hiệu quả diễn đạt: rất sinh động, gợi cho người đọc nhiều cảm xúc.

b. Trong một đoạn văn nghị luận nên sử dụng, kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau để tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau cho người đọc, người viết. Điều đó tạo cho đoạn văn sự sinh động, biểu cảm.

c. Đoạn (2) đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp: Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp

- Hiệu quả: Làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái dộ, tình cảm người viết, lời văn có nhạc điệu

d. Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú, có sắc thái tình cảm. Những phép tu từ cú pháp thường được sử dụng: phép lặp, liệt kê, chêm xen...

VD:

- "Trời thu thì xanh ngắt những mấy tầng, cây tre thu lạ thì chỉ còn cần trúc; khói phủ thành tầng trên mặt nước; song cửa để mặc ánh trăng vào; hoa năm nay giấu vào hoa năm ngoái; tiếng ngỗng vang lên trong mơ hồ..." (Lê Trí Viễn - Thu ẩm của Nguyễn Khuyến). (Lặp cú pháp)

- “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu….” (Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh) (Điệp cấu trúc)

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a.Trong đoạn trích trên, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu đơn trần thuật (câu kể) của tiếng Việt.

- Tác dụng: Truyền đạt nội dung thông báo một cách chính xác, cụ thể.

b. Câu văn: "Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng" là câu đặc biệt biểu lộ cảm xúc (khác với những câu khác - tự sự). Đây là kiểu câu rút gọn, đồng thời cũng là một câu cảm thán cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết khi kể về đối tượng nghị luận.

Câu 3 (trang 140 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Đoạn văn (1): Sử dụng các câu có cùng một liên kết “qua” khiến cho việc diễn đạt trở nên rườm rà, lặp ý. Có thể bỏ hoặc rút ngắn phần trạng ngữ ở câu 1

- Đoạn văn (2): sử dụng và kết hợp các câu có cùng một chủ ngữ "Kho tàng văn học dân gian..." hoặc "Văn học dân gian..." khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm chán. Cách khắc phục: sử dụng các từ ngữ thay thế như “đó là”, “nó”.

Câu 4 (trang 141 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): 

Khi sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu:

- Kết hợp các kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, cái dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc...

- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Trích - Lưu Quang Vũ)

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (Tiếp theo)

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

Soạn bài Phát biểu tự do

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính 

1 1,204 05/03/2022
Tải về