Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) | Ngắn nhất Soạn văn 12
Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.
Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) (ngắn nhất)
Soạn bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) ngắn gọn
Phần hướng dẫn học bài
Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu:
- Vừa mang ý nghĩa hiện thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng:
+ Nghĩa tả thực: Rừng cây xà nu - một loài cây sống thành rừng và gắn bó chặt chẽ với con người Tây Nguyên. Xà nu có sức sống mãnh liệt, không chịu khuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.
+ Nghĩa biểu tượng: Sức sống, phẩm chất kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù bị tra tấn, tàn sát nhưng không bao giờ từ bỏ quyết tâm diệt giặc.
b. Cảnh rừng xà nu dưới tầm đại bác:
- Ngày 2 lần bị bắn, trong tầm đại bác
- “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào cây xà nu cạnh con nước lớn”, hàng vạn cây không cây nào không bị thương.
c. Hình ảnh những ngọn đồi, cảnh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp cho đến tận chân trời trở lại trong tác phẩm:
- Ca sức sống mãnh liệt, hùng tráng và bất diệt không gì có thể hủy diệt của cây xà nu.
- Gửi gắm niềm tin của tác giả, khẳng định sự trường tồn của nhân dân, con người Tây Nguyên, cả Miền Nam và của cả dân tộc.
Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú, anh có nhiều phẩm chất đáng quý: Dũng cảm, không sợ hi sinh, luôn tin yêu cách mạng.
- Từ nhỏ:
+ Đi nuôi cán bộ, quyết tâm học chữ.
+ Gan góc, kiên cường: Làm liên lạc bị bắt nhất quyết không khai cộng sản ở đâu.
- Trưởng thành
+ Ngay thẳng, trung thực. Thay anh Quyết lãnh đạo dân làng.
+ Yêu vợ, thương con: Xông ra giữa kẻ thù để bảo vệ mẹ con Mai.
+ Gắn bó sâu nặng với làng Xô Man, với quê hương Tây Nguyên.
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng, vượt lên nỗi mất mát, chiến đấu vì tự do của buôn làng, của đất nước.
* So sánh nhân vật Tnú với nhân vật A Phủ:
- Tô Hoài miêu A Phủ chủ yếu từ góc nhìn bên ngoài, người đọc cảm nhận được hình ảnh nhân vật qua ngoại hình và hành động
- Tnú được Nguyên Ngọc khắc họa giữa những xung đột, giằng xé để thấy rõ được chiều sâu nội tâm từ bên trong.
→ Hình tượng Tnú mới mẻ, có chiều sâu hơn.
b. Cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú không cứu sống được vợ con, để khắc sâu vào tâm trí người nghe, người đọc câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” đầy nỗi day dứt, phẫn nộ và căm thù với quân thù.
c. “Khi chưa có vũ khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất cũng không cứu được”. Đây chính là chân lí dùng bạo lực để chống lại bạo lực, tiêu diệt cái ác, trả lại hòa bình, bình yên cho quê hương đất nước.
d. Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng lần lượt là những thế hệ nối tiếp nhau, dần trở thành một tập thể đoàn kết, sức mạnh:
- Cụ Mết: Người lưu giữ truyền thống thiêng liêng, sức mạnh và sự lãnh đạo.
- Mai, Dít: Đại diện cho thế hệ hiện tại, kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh
- Bé Heng: Đại diện cho thế hệ tiếp nối, hứa hẹn tương lai đến thắng lợi cuối cùng.
Câu 3 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
- Hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau:
+ Khi Tnú còn bé: Khói xà nu hun tấm bảng đen để học chữ, nhựa xà nu làm đuốc để thắp sáng... Thể hiện Tnú đã lớn lên cùng với xà nu.
+ Lớn lên: Nhựa xà nu thiêu cháy mười ngón tay Tnú, chứng kiến anh không thể cứu được vợ con. Những cũng chính đuốc xà nu soi sáng đêm anh đoàn tụ với buôn làng ở nhà cụ Mết
→ Rừng xà nu vừa là nhân chứng, vừa trực tiếp tham gia vào trận chiến, gắn bó với nhân vật Tnú trở thành một phần sự sống của Tây Nguyên, đem lại cho tác phẩm sức khái quát lớn.
Câu 4 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Thành công về nghệ thuật :
- Cảm hứng sử thi hoành tráng: Cách kể trang trọng truyền cho con cháu những trang lịch sử của cộng đồng...
- Xây dựng được một số hình ảnh biểu tượng : Cây Xà Nu, mười ngón tay thành mười ngọn đuốc…
- Chất Tây Nguyên rất đậm nét: Rừng Xà Nu vừa hùng vĩ vừa hoang dã cảnh sinh hoạt buôn làng...
- Kết cấu song trùng mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh cây xà nu. Hình ảnh rừng xà nu nối tiếp mở ra con đường kháng chiến gian khổ, đau thương nhưng anh hùng, bất khuất.
- Ngôn ngữ mang đậm bản sắc Tây Nguyên, đậm chất anh hùng ca.
Phần luyện tập
Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)
Có thể nói đôi bàn tay ấy cũng có một cuộc đời, cuộc đời ấy giống như cuộc đời của Tnú vậy. Cũng có những lúc anh hùng nhưng cúng phải chịu nhiều đau thương mất mát. Thế nhưng đến cuối cùng bàn tay ấy cũng giết chết biết bao nhiêu kẻ thù để báo thù cho tất cả những đau thương mà nó cũng như chủ nhân nó phải chịu.Trước hết đó là một bàn tay lành lặn. Bàn tay ấy đã cùng với Mai học chữ trong rừng. Bàn tay ấy đã nhanh nhẹn cầm những thư liên lạc vượt qua mọi gian nan và những vòng vây của giặc để mang đến cho những người cán bộ trong rừng. Qua đây ta thấy hình ảnh đôi bàn tay của Tnú hiện lên thật sự rất đẹp, rất chắc chắn khi cầm thư và đồ tiếp tế. Một bàn tay nhỏ nhắn như vậy mà có thể cầm biết bao nhiêu đồ như vậy, quả thật rất đáng khen. Không những thế ta còn thấy được một người anh hùng Tnú tuy bé nhỏ nhưng đã mang sẵn bản chất anh hùng, bản chất sử thi. Bàn tay ấy không chỉ vậy mà còn gan góc cầm đá đập vào đầu của Tnú khi học không cho được cái chữ vào đầu. Theo như anh Quyết nói thì phải học cái chữ để có thể trở thành cán bộ được. Chính vì thế mà khi không học được, học chữ này thì quên mất chữ kia đôi bàn tay cầm lấy đá đập đầu khiến cho máu chảy ròng ròng. Chính hình ảnh bàn tay ấy làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng Tây nguyên ngay từ bé đã mang một tư tưởng lớn của cách mạng, phải trở thành cán bộ cách mạng để cứu dân làng, cứu nước. Và khi không học được chữ sợ rằng mình không thể giúp ích cho đất nước nên Tnú mới dùng chính bàn tay của mình để trừng trị mình.Và chính đôi bàn tay ấy anh đã giết chết bao nhiêu là kẻ thù.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)
Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12