Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận| Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 935 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (ngắn nhất)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận ngắn gọn:

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

a) Bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm để giúp cách diễn đạt thêm sinh động, tránh khô khan; từ đó tăng hiệu quả diễn đạt.

b) Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:

- Xác định nghị luận là phương thức biểu đạt chính; tự sự, miêu tả, biểu cảm đóng vai trò bổ trợ giúp tăng hiệu quả diễn đạt.

- Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính, ở đây kiểu văn bản chính dứt khoát phải là văn nghị luận.

- Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn.

- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm  trong bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận, bàn bạc.

Câu 2 (trang 158 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh trong văn nghị luận

- Thuyết minh là thao tác giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác thuyết minh.

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả,  đem lại những hiểu biết thú vị .

+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

Câu 3 (trang 159 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Viết văn nghị luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

- Nhà văn bạn hâm mộ là ai (tên, tuổi, quê quán, thời đại, tác phẩm chính…)

- Lý do bạn ngưỡng mộ nhà văn đó

- Ước muốn, nguyện vọng của bạn đối với nhà văn mình ngưỡng mộ.

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1 (trang 161 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Cả 2 nhận định đều đúng vì :

- Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nếu không nó rất dễ xa vào trừu tượng, khô khan....

- Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng.

Câu 2 (trang 161 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tai nạn giao thông:

Tai nạn giao thông hiện nay là vấn đề đáng quan tâm. Thật đáng buồn khi những con số tai nạn giao thông vẫn không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, 8 tháng đầu năm 2021 (tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/8/2021), toàn quốc xảy ra 7.647 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.892 người, bị thương 5.326 người. Đó là những con số biết nói nói lên gợi nhiều suy nghĩ. Tai nạn giao thông xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế, do phóng nhanh vượt ẩu, dùng chất kích thích khi lái xe,... Hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng đối với từng cá nhân và toàn xã hội, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, vừa tạo nên gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, hãy coi an toàn giao thông là hạnh phúc của chính bản thân mình, thực hiện nghiêm Luật giao thông.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

Soạn bài Đọc thêm: Bác ơi! (Tố Hữu)

Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học 

1 935 04/03/2022
Tải về