Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1,330 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội (ngắn nhất)

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội ngắn gọn:

Đề 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tình thương là hạnh phúc của con người.

1. Mở bài: Có gì đẹp trên đời hơn thế - Người yêu người sống để yêu nhau”. Câu thơ của Tố Hữu đã nói thay điều bình dị mà thiêng liêng trong cuộc sống của con người: Tình yêu thương. Bởi có thể nói "tình thương là hạnh phúc của con người".

2. Thân bài

a.Giải thích

- Tình thương là tình cảm gắn bó giữa người với người, giữa con người với quê hương, đất nước …

- Hạnh phúc là cảm xúc sung sướng, toại nguyện của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó.

=> Tình thương là một trong những cơ sở tạo nên hạnh phúc của con người và hạnh phúc chỉ được tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương.

b. Bàn luận, phân tích, chứng minh

- Những biểu hiện của tình thương:

+ Yêu quê hương, đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.

+ Thương người "như thể thương thân", chia sẻ, đùm bọc những hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống (ủng hộ người dân miền Trung trong bão lũ, chương trình “Vạn túi an sinh”, ATM gạo,… trong đại dịch Covid-19).

+ Yêu thương những người thân trong gia đình.

+ Trân trọng chính bản thân mình

- Ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống

+ Tình thương tạo nên hạnh phúc của con người, tạo nên giá trị cho cuộc sống.

+ Tình thương là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, tiến lên trong cuộc sống.

+ Mỗi con người đều coi tình thương là hạnh phúc sẽ tạo nên một xã hội hạnh phúc, đáng sống, người với người sống vì nhau. Đó là cuộc sống tuyệt vời nhất, đáng sống nhất.

d. Bài học

- Bài học nhận thức: Khẳng định tình thương là cội nguồn tạo nên những tình cảm tốt đẹp, tạo nên hạnh phúc của con người.

- Bài học hành động: Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ để lan tỏa tình thương của chính mình đến với những người xung quanh và những người cần được giúp đỡ. Phê phán những con người có lối sống vị kỉ, hẹp hòi.

3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận hoặc kết thúc bằng lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm long. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi… Để gió cuốn đi…”

Đề 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân.

1. Mở bài: Con người luôn mong muốn tu dưỡng và hoàn thiện của bản thân. Vậy yếu tố quan trong quá trình tu dưỡng và học tập đó là gì? Câu nói của nhà triết học La Mã cổ đại M.Xi-xê-rông là một câu trả lời đáng bàn tới: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động".

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- “đức hạnh”: phẩm chất đạo đức, trí tuệ, tâm hồn của con người.

- Ý kiến của M.Xi-xê-rông: Mối quan hệ giữa “đức hạnh” và “hành động” của mỗi con người.

b. Bình luận, phân tích, chứng minh

- “Đức hạnh” là cội nguồn tạo ra “hành động” và “hành động” là biểu hiện cụ thể của “đức hạnh”.

- “Đức hạnh” vốn trừu tượng, vô hình, không thể đánh giá được mà chỉ có thể thông qua “hành động” – những cử chỉ, hành vi, lời nói hữu hình mới là thước đo chân thực nhất để đánh giá con người.

- “Đức hạnh” là động lực thúc đẩy tạo ra những “hành động” tích cực, hướng thiện. Hành động tốt, lặp lại thường xuyên, có thể được nhìn nhận là “người tốt” và ngược lại.

(Lấy dẫn chứng).

c. Bài học

- Bài học nhận thức: Tu dưỡng “đức hạnh” và chuyển hóa thành “hành động”; coi “hành động” là thước đo nhân cách để có nhận thức đúng đắn, suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi hành động.

- Bài học hành động:

+ Cần chú tâm tu dưỡng, rèn luyện nhân cách từ những hành động nhỏ nhất.

+ Cần có sự thống nhất giữa suy nghĩ và hành động.

+ Hành động tốt, tích cực nên được lặp lại thường xuyên đều đặn để tạo nên nhân cách đẹp.

+ Phê phán những người bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, kiểu người “Miệng nam mô, bụng bồ dao găm”.

3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận.

Đề 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

1. Mở bài: Từ xa xưa, Khổng Tử đã răn dạy các học trò: “Học không biết chán, dạy người không biết mỏi.” Đối với con người, việc học là vô cùng quan trọng và mỗi con người, mỗi thời đại lại có mục đích học tập khác nhau. Tổ chức UNESCO đã đề xướng "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình" để xác định mục đích học tập mang tính toàn cầu.

2. Thân bài:

a. Giải thích và làm rõ từng nội dung trong đề xướng của UNESCO:

- “Học để biết”:

+ Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, nhà trường, thực tế cuộc sống.

+ "Học để biết" là học để tìm hiểu tri thức, có thêm kiến thức về đời sống, tự nhiên, xã hội và con người...

- “Học để làm”: là vận dụng kiến thức có được vào thực tế cuộc sống; tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống.

- “Học để chung sống”: là khả năng hòa nhập xã hội, kĩ năng giao tiếp, ứng xử... để tự thích nghi với mọi môi trường sống, các quan hệ phức tạp của con người..."

- “Học để tự khẳng định mình”: là tạo được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội, thể hiện sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân mình.

b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Mục đích học tập của UNESCO đề xuất khá toàn diện, chủ yếu dựa trên hai phương diện: “Học để biết” là yêu cầu tiếp thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách.

- Mục đích học tập này đúng với mọi thời đại và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. (Liên hệ: Câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”,

- Phê phán: Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm,…

- Liên hệ bản thân: Xác định mục đích học tập đúng đắn và những việc cần làm để hoàn thành mục đích ấy.

3. Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc xác định mục đích học tập.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Tiếp theo)

Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Soạn bài Đọc thêm: Đô – xtôi – ép – xki (trích)

1 1,330 04/03/2022
Tải về