Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 933 05/03/2022


Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) (ngắn nhất)

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam) ngắn gọn

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Qua tác phẩm, thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên với những đặc điểm nổi bật:

- Thiên nhiên:

+ Nhiều kênh rạch, sông nước mênh mông

+ Rừng tràm xanh biếc, những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn,..

+ Thú dữ như cọp, heo rừng, cá sấu… Cá sấu dám lên bờ rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt,...

- Con người vùng U Minh Hạ:

+ Gắn bó lâu đời với mảnh đất nhiều nguy hiểm, nên cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, lạc quan, yêu đời

+  Những gã trai lực lưỡng từng gài bẫy cọp, ăn heo rừng. Ông Năm hên bắt sấu lành nghề chỉ bằng hai tay không...

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

* Tính cách nhân vật Năm Hên:

- Phóng khoáng, giản dị, mộc mạc: “một chiếc xuồng ba lá, có vỏn vẹn một lọn nhang trầm và một hũ rượu”

- Khiêm tốn: “Tôi không tài giỏi gì cả, chẳng qua là biết chút mưu mẹo”.

- Sống tình cảm, nghĩa hiệp: bắt cá sấu để trả thù cho anh và giúp người dân, không vì tiền bạc, phú quý.

- Gan góc, tài giỏi: Một lúc bắt hàng chục con cá sấu.

* Tài nghệ: Thể hiện trong việc bắt cá sấu

- Cách dụ cá sấu thông minh: Ép sấu lên bờ bằng kế đốt đám sậy ở ao, dồn sấu vào con đường đã đào sẵn, khóa miệng, cắt gân đuôi, trói thúc hai chân sau, để hai chân trước để sấu bơi theo xuồng về

- Người dân ghi nhận công lao và nể phục ông: “Diệu kế! Diệu kế, Thực là bậc thánh xứ này rồi”.

* Bài hát của Năm Hên

- Gợi cho ta cảm nhận bi ai, rùng rợn tưởng nhớ linh hồn của những nạn nhân xấu số bị cá sấu bắt

- Cho thấy cuộc sống gian khổ, khắc nghiệt và đầy nguy hiểm của những người dân mở đất đến miền cực Nam.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm:

- Cách kể chuyện hấp dẫn, thô mộc, tự nhiên, li kì, sáng rõ và gọn gàng

- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, giản dị, khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn con người sông nước Cà Mau

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Cảm nhận của về vùng đất và con người miền cực nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ:

- Vùng đất:

+ Địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại

+ Thiên nhiên hoang sơ, ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm.

- Con người

+ Cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc, có sức sống mãnh liệt và sống rất tình nghĩa

+ Dẫu không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những người xấu số trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu

+ Vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt

+ Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không luôn

+ Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Soạn bài Trả bài làm văn số 5 

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Soạn bài Thực hành về hàm ý

1 933 05/03/2022