Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1,431 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) (ngắn nhất)

Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Bố cục:       

- Phần 1 (7 câu) : Thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ.

- Phần 2 (8 câu tiếp): Thu chiến khu

- Phần 3 (còn lại): Đất nước đau thương và quật khởi

Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:

- Thiên nhiên: “mát trong, gió, hương cốm...” => Chỉ bằng vài nét đã gợi được cả không gian và thời gian, cả màu sắc và hương vị của mùa thu đặc trưng HN.

- Con người “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” => thể hiện ý chí quyết tâm.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi” đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về”:

- Cảm nhận về sự thay đổi của mùa thu: Câu thơ 5 chữ “mùa thu nay khác rồi”

- Nhịp thơ: Lời thơ ngắn gọn, chắc khoẻ nhằm khẳng định sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, trong nhận thức của con người.

- Các biện pháp nghệ thuật tu từ, ngôn ngữ thơ:

+ Đứng – vui – nghe : niềm vui, sự hân hoan phơi phới.

+ Nghệ thuật nhân hóa, lối nói ẩn dụ;

+ Sự phối hợp thanh trắc thanh bằng

=>Bức tranh thu đẹp, lóng lánh niềm vui sướng, tự hào.

+ Cụm từ “Nước chúng ta” – trang nghiêm, trang trọng.

+ Lặp từ “Những” – hình ảnh đất nước trù phú, mênh mông.

+ Tự láy “đêm đêm”, “rì rầm” – sự liên tưởng về mỗi quan hệ giữa hiện tại và quá khứ.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Những suy tư và cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về quê hương, đất nước Việt Nam trong phần cuối bài thơ:

- Đất nước trong đau thương : Cánh đồng quê – chảy máu; Dây thép gai – đâm nát trời chiều; Bát cơm chan đầy nước mắt; Đứa đè cổ – đứa lột da.

- Đất nước quật khởi: Sức mạnh quật khởi (Yêu nước; Căm thù; tinh thần lạc quan cách mạng);

- Hình ảnh quật khởi:

+ Hình thức thể hiện : thơ 6 chữ cô đúc, rắc rỏi.

+ Bút pháp nhân hoá, kết hợp với sự linh hoạt, nhuần nhị trong việc đưa thành ngữ “tức nước vỡ bờ” vào thơ.

=> Tạo nên vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn dậy thần kỳ của dântộc Việt Nam chúng ta.

Câu 5 (trang 126 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Các câu thơ có ác câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu thơ khi nhanh, khi chậm. kết hợp với việc lựa chọn hình ảnh có tính khái quát cao.

=> Tác dụng:

- Dựng lên hình ảnh đất nước giàu đẹp, bất khuất, anh hùng, đứng lên chống kẻ thù để dành chiến thắng.

- Bộc lộ được những tình cảm, suy nghĩ sâu sắc của tác giả về đất nước, quê hương.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm 

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học 

Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)

Soạn bài Đọc thêm: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

1 1,431 04/03/2022
Tải về