Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 690 lượt xem
Tải về


Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) (ngắn nhất)

Soạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) ngắn gọn

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam trên các cơ sở:

* Đời sống vật chất:

- Sinh hoạt: Chừng mực vừa phải, mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con, nhiều cháu, không mong gì cao xa, khác thường,…

- Kiến trúc: tuy nhỏ nhưng điểm nhấn lại là sự hài hòa, tinh tế với thiên nhiên.

* Tinh thần:

- Tôn giáo: Không cuồng tín, cực đoan mà dung hòa các tôn giáo khác nhau tạo nên sự hài hòa, không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, coi trọng cuộc sống trần tục hơn thế giới bên kia.

- Nghệ thuật: sáng tạo những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường.

- Ứng xử: trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, chuộng sự khéo léo, không kì thị, cực đoan, thích sự yên ổn.

- Quan niệm về cái đẹp: cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo, hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, quy mô vừa phải.

Câu 2 (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Đặc điểm nổi bật của sáng tạo văn hóa Việt Nam là: Văn hóa Việt Nam có tính nhân bản. Tạo ra một cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch.Tinh thần chung là thiết thực, linh hoạt và dung hòa. Không có khát vọng hướng đến những sáng tạo lớn mà nhạy cảm, tinh nhan, khôn khéo gỡ các khó khăn, tìm được sự bình ổn.

- Đặc điểm này đã nói lên thế mạnh tạo ra cuộc sống bình ổn, nhẹ nhàng.

- Dẫn chứng:

+ Công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn, Hoàng thành Thăng Long...

+ Lời ăn tiếng nói của nhân dân trong tục ngữ, thành ngữ và ca dao: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe”: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”...

+ Có thể đối chiếu với thực tế đời sống của các dân tộc khác: sự kỳ vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lý trường thành (Trung Quổc)...

Câu 3 (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Hạn chế của vốn văn hóa dân tộc:

+ Thần thoại không phong phú.

+ Tôn giáo, triết học không phát triển, ít quan tâm đến giáo lý.

+ Khoa học kỹ thuật không phát triển thành truyền thống.

+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.

+ Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao.

Câu 4 (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh đến văn hóa truyền thống Việt Nam là: Phật giáo và Nho giáo.

- Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt Nam đã xác nhận tư tưởng của các tôn giáo này theo hướng: "Phật giáo không được tiếp nhận ở khía cạnh trí tuệ, cầu giải thoát mà nhà Nho cũng không tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều khắc nghiệt". Hướng chọn lọc để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.

- Dẫn chứng trong văn học: Tư tưởng "nhân nghĩa" từ Nho giáo (Đạo Khổng) trong Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi.

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Câu 5 (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Nhận định “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên mặt tích cực Nhận định: “Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa” nhằm nêu lên mặt tích cực.

- Trên đây không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó khẳng định được sự khéo léo, uyển chuyển của người Việt trong việc tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam.

Câu 6 (trang 162 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

- Về lịch sử: Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều năm bị đô hộ, áp bức. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta đã chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa nước ngoài.

- Tiếp nhận một cách có chọn lọc, trên cơ sở giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhờ đó mà nền văn hóa dân tộc trở nên phong phú, đa dạng hơn.

- Liên hệ thực tế lịch sử: Trong thời kỳ bị thực dân Pháp xâm lược, dân tộc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng bởi văn hóa của nước Pháp ở kiến trúc, tôn giáo…

- Văn hóa: Trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh có trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Người đã tiếp thu tư tưởng nhân quyền và dân quyền, nhưng ngay trước đó, các tư tưởng lớn này đã được chế tác thành quyền độc lập, tự do của dân tộc, đó là sự tiếp thu trên tinh thần của tư tưởng yêu nước Việt Nam.

Phần luyện tập

Câu hỏi (trang 162 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Đề 1: Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống “tôn sư trọng đạo” – một nét đẹp của văn hóa Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay?

Truyền thống của dân tộc ta có vô vàn cái hay, cái đẹp. Nó thiết thực không chỉ với thời xưa, mà ngày nay những đạo lý đó vẫn còn đúng mãi, là nền tảng cho những con người văn minh, cho xã hội tiến bộ. Về vấn đề Tôn Sư Trọng Đạo,đã có những câu ca dao, tục ngữ tuy giản dị mà đầy ý nghĩa thanh cao,ó hiện diện như là một sự nhắc nhở con người ta phải sống sao cho đúng với đạo làm người có nghĩa có tình, biết quý trọng người thầy của ta như các cụ ta đã dạy. cho ta hiểu thêm về vị trí, công lao người thầy.

Cụm từ Tôn sư có nghĩa là gì đó là sự kính trọng thầy, biết yêu quý thầy. Thầy ở đây trước hết không ai khác chính là người dạy chữ, người dạy cho ta lời hay, lẽ phải không đơn thuần chỉ trong trường học, mà là cả trường đời, có lẽ cũng là người thầy dạy cho ta biết cái nghề cái nghiệp. Theo quan niệm người xưa để làm tròn phận làm trò thì phải biết thực hiện những việc tất yếu như là một trách nhiệm nhưng đầy tính tự giác và ẩn chứa biết bao tình cảm sâu sắc, luôn biết nghe lời thầy, không nên cãi lời thầy, phải luôn biết nhớ ơn dù có còn học nữa hay không, và một điều nữa là biết chăm sóc thầy khi thầy già đi, biết cúng giỗ khi thầy qua đời. Ta có thể thấy, thầy có một vị trí to lớn không kém gì cha mẹ, vì công lao của họ cũng to lớn mang đến cho ta kiến thức để ta trưởng thành, dạy dỗ, vạch đường chỉ lối cho ta, giúp ta phát triển toàn diện. Như trong câu ca dao xưa đã nhắc:

"Muốn sang thì bắc Cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"

Vậy còn Đạo là gì, đạo ở đây không gì khác chính là đạo Nho. Nó bắt nguồn từ nho giáo, nội dung nhân bản của nó nằm ở chỗ đề cao sự học, rất chú trọng nâng cao kiến thức, đi học để lấy được con chữ, tinh hoa của thế giới, nó còn đề cao cái vấn đề đạo lý chú trọng đến đạo đức cội nguồn, đặc biệt ở đây là đạo làm trò phải luôn có hiếu với người thầy đáng kính. Trong xã hội phong kiến luôn coi trọng mối quan hệ thầy trò, người thầy được kính cẩn trong nhiều khía cạnh được xã hội tôn trọng phong tên như sau (quân, sư, thầy…) và bây giờ cũng vẫn vậy nhưng đã có sự lược đi những lễ giáo rườm rà, hóa nó thành đơn giản nhưng vẫn mang đầy đủ ý niệm của sự tôn sư, biết trân trọng những kiến thức họ mang đến cho ta, không được tự biến mình thành kẻ vô ơn.

Học nhiều góp phần cho ta hiểu được vì sao chúng ta cần “Tôn sư trọng đạo” vì nó điển hình chính là sự yêu quý, trân trọng “đạo” thì mới có thể học được “đạo” ngày càng tiến bộ, mở mang được bao nhiêu kiến thức một cách chủ động. Nó còn giúp ta biết hướng mình về những cái đẹp, hướng đến những giá trị đạo đức quý giá, làm cho gia đình và xã hội cũng được phát triển đi lên. Nếu như không có đạo, con người sẽ sống trong cảnh tối tăm, xấu xa, gia đình, xã hội rối loạn. vì vậy sớm nhận thức được ý nghĩa nhân sinh đơn giản trong câu nói này đơn giản chính là sự quý trọng, biết ơn, tỏ lòng thành kính với người đã dạy dỗ mình, coi trọng điều thầy dạy, làm theo, học hỏi thêm, phải biết chăm lo học hành từng ngày một, giữ cái đạo ấy trong tâm trí, làm nhân rộng thêm tiếng thơm cho thầy với đời.

Thực tế, trong bao nhiêu năm lịch sử nước ta, nhờ truyền thống tôn sư trọng đạo nhân dân ta đã duy trì được nền văn hiến của đất nước, biết bao nhiêu gương mặt trò ngoan, hiếu học, người thầy tuyệt vời, mẫu mực, ở họ có những điểm chung gắn kết để tạo nên câu chuyện cảm động giữa thầy và trò mà nối tiếp biết bao nhiêu thế hệ. Trò khiêm tốn, bỏ qua địa vị ngoài xã hội kia, tình cảm họ dành cho người thầy của mình vẫn vẹn nguyên sự chân thành, lễ phép. Người thầy thì luôn tỏa sáng với nhân cách đúng mực của mình, khiêm tốn với tài năng của mình trước biết bao thế hệ học trò.

Càng ngày xã hội càng phát triển, xã hội rất quan tâm đến giáo dục, đầu tư, tu sửa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho học tập, tăng lương cho cán bộ công nhân viên ngành giáo dục, nhân dân ta được hưởng nền giáo dục dân chủ, làm không khí giữa thầy và trò thêm gần gũi, tạo điều kiện nhiều hơn cho con em được đi học, các thầy cô nâng cao tự chủ trong việc truyền dạy kiến thức không chỉ trong sách vở, mà còn cả ngoài cuộc sống bao la, có những thầy cô rộng lòng giúp đỡ phần nào với những em lang thang chưa được có một điều kiện phát triển như bạn bè chúng, Các em còn có thể tâm sự thoải mái, tin cậy với thầy cô như cha mẹ ở nhà rồi nhận được lời khuyên hữu ích, các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình cho nhà trường, thầy cô … Chợt nhớ, lời bài hát văng vẳng:

“ Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi tới trường, cô giáo như mẹ hiền..

Qua đó ta thấy được tình cảm của những trò nhỏ, trò lớn gửi đến những người có công lao giúp mình phát triển nhân cách, kiến thức toàn diện, nhấn mạnh được vai trò giáo dục quan trọng giữa nhà trường và gia đình.

Nhưng bên cạnh đó, mặt tích cực dù có nhiều như thế nào, cũng có phần tiêu cực. Có những thầy cô không giữ được trong mình ngọn lửa trách nhiệm trọn vẹn, có những học sinh không thể thấy được những sự tin cậy nơi các thầy cô. Giờ đây “Xã hội hóa”, nhiều lúc ta thấy những hình ảnh thầy cô cặm cụi đi làm thêm, dạy thêm ở ngoài để kiếm thêm thu nhập, có thể vì tiền lương nhận được chưa đi đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Mức lương giáo viên được đem ra so sánh với các ngành nghề khác của xã hội bị thấp vế hơn, có những giáo viên không giữ mình trước cám dỗ của thị trường biến động. Không chỉ có vậy, ngay cả những học sinh giờ đã có hiện tượng chăm đi thăm thầy cô, quà cáp, biếu xén, thân thiết, nhưng trên lớp thì lười nhác, không nghe lời thầy cô, phụ huynh cũng không ít người thực dụng, xúc phạm, không tin tưởng vào khả năng của thầy cô, đã làm giảm đi sự nhiệt huyết của họ với nghề. Có những trò không thể nhớ thầy cô dù khi họ ra trường thành đạt, họ không biết rằng chỉ cần một tin nhắn, một cú điện thoại, những điều đơn giản gói trong tấm lòng kính trọng đối với thầy cô là đủ ư?.

Đứng trước thực trạng này, chúng ta cũng nên chú trọng phát triển giáo dục các biết ơn, vâng lời, có ý thức tích cực chủ động mong muốn thu nhận kiến thức cho bản thân để phát triển sau này, không lạm dụng quà cáp, không chạy theo kinh tế để nhằm ghi điểm nơi các thầy cô. Vì vậy, nên cần tăng lương hợp lý, chính sách thu hút nhân tài ngày càng mở rộng cho ngành sư phạm, phân bổ giáo viên đúng đắn, giáo viên luôn có trách nhiệm mang trong mình cái tâm yêu nghề, yêu trẻ đến những vùng còn khó khăn để giúp đỡ con em họ được tiếp nhận tri thức nhân loại.

Nhìn lại chặng đường cắp sách đi học vừa qua, em thấy mình luôn được sự dạy dỗ tận tình những thành công của mình đều ghi dấu bóng dáng của thầy cô. Họ đã không quản ngại khó khăn, vẫn cặm cụi bên bút phấn, bảng xanh, đưa kiến thức đến với chúng em bằng những hình dung cụ thể để dễ tiếp nhận, tận tình chỉ ra những lỗi sai, cách khắc phục cho em nên người, người đã gieo cho em những niềm tin vào cuộc sống, mở ra những tương lai tươi sáng. cảm ơn họ, quyết học tập, noi gương theo nhân cách, kiến thức của thầy cô. Vì thế, Em ước mơ sau này mình sẽ được trở thành người cô giáo với trái tim nhiệt tình, kiến thức đầy đủ để chắp bút cho các thế hệ học sinh thành đạt như các thầy cô đang dạy mình.

Truyền thống đối với mỗi thời đại đều luôn vô cùng quan trọng,đó là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Tôn sư trọng đạo cũng vậy nó luôn bao hàm những điều tuyệt vời giữa đạo làm thầy làm trò,nó cao quý thiêng liêng, nằm vẹn trong tâm hồn mỗi người, chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy truyền thống đó.

Đề 2: Theo anh (chị), nét đẹp văn hoá gây ấn tượng nhất trong những ngày Tết Nguyên đán của Việt Nam là gì ? Trình bày hiểu biết và quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.

Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, là cái Tết cổ truyền xuất hiện từ lâu đời trên đất nước ta. Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Đối với một nước nông nghiệp như nước ta thì các mùa gắn bó chặt chẽ với đời sống của con người. Mùa đông người dân thu hoạch lúa, khoai, chuẩn bị cày bừa để vào xuân cấy hái cho cây lúa sinh sôi nảy nở. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi, mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.

Ăn Tết vì quanh năm làm lụng vất vả, ăn uống kham khổ, chỉ có đến Tết mới mổ lợn, gói bánh… Câu đối: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh nói lên sự hòa quyện của đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong dịp Tết cổ truyền. Trong một câu đối vẻn vẹn có mười bốn chữ mà ông cha ta đã nói đến bao điều về phong tục tập quán, về ẩm thực, về tín ngưỡng… của người Việt xưa.

Trong dịp Tết Nguyên Đán thường diễn ra nhiều hình thức hoạt động văn hóa gắn liền,với phong tục tập quán chung của dân tộc và của từng vùng miền, từng địa phương khác nhau, phản ánh sự phong phú và đa dạng cùng bề dày văn hóa của đời sống tinh thần dân tộc Việt.

Giờ khắc thiêng liêng nhất của Tết Nguyên Đán là giao thừa đêm ba mươi trời đất giao hòa. Từng gia đình quây quần sum họp đón năm mới. Mọi người trò chuyện, hàn huyên về cái được, cái mất của năm qua và bàn bạc cách làm ăn sao cho năm tới tốt đẹp hơn.

Trên bàn thờ gia tiên bày biện bánh chưng, bánh tét, trái cây, hoa tươi, nhang, đèn… Gia chủ thắp nhang khấn vái trời đất, tổ tiên, cầu mong một năm mới an lành, may mắn. Trong phòng khách mỗi nhà đều có một cành đào hoặc cành mai, chậu cúc… để trưng trong ba ngày Tết cho thêm phần vui tươi.

Tục chúc Tết, mừng tuổi đầu năm cũng là một mỹ tục xuất hiện từ lâu đời. Sáng mùng Một Tết, mọi người trong gia đình mặc quần áo mới, tề tựu đông đủ để thực hiện nghi lễ chúc Tết và mừng tuổi. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ, chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ông bà, cha mẹ chúc con cháu làm ăn tấn tới, học hành giỏi giang. Trẻ nhỏ được mừng tuổi bằng bao lì xì đỏ trong có ít tiền mới gọi là lộc với hàm ý may mắn, phát tài cả năm.

Ngày Tết, họ hàng, láng giềng, đồng nghiệp qua nhà nhau chúc Tết, tay bắt mặt mừng, thăm hỏi nhau, chuyện trò râm ran, tíu tít. Tình cảm con người làm cho buổi sáng mồng một Tết rực rỡ, sáng sủa hơn mọi ngày. Dân gian có câu: Mồng một Tết mẹ, Tết cha, Mồng hai Tết vợ, mồng ba Tết thầy, thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt. Mọi người mang theo những điều tốt lành suốt trong năm mới. Mọi điều không hay trong năm cũ đều được bỏ qua để quan hệ thân tộc, quan hệ xã hội… trong năm mới tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó là tục du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, lễ đền lễ chùa trong dịp Tết. Dân tộc Việt xưa nay phần lớn theo nghề nông, quanh năm vất vả, sống phụ thuộc vào thời tiết, thiên nhiên. Trong những ngày Tết, nhân dịp nông nhàn mọi người tranh thủ du xuân thăm viếng danh lam thắng cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp của quê hương, đất nước để tâm hồn lâng lâng thanh thản và được tiếp thêm sinh khí của mùa xuân. Các lễ hội gắn với những đền chùa nổi tiếng linh thiêng được Phật tử và khách thập phương từ khắp mọi miền đất nước đến thăm viếng, cầu cho quốc thái dân an, cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên trong năm mới.

Người Việt Nam xưa ăn Tết vui xuân bằng các hội đánh vật, ném còn, chơi đu, bơi thuyền, chọi trâu, đua ngựa… Các trò chơi dân gian sinh động đó thể hiện tình làng nghĩa xóm, truyền thống đoàn kết, gắn bó của cộng đồng và cũng từ các lễ hội đó, ca dao hò vè, văn học dân gian được sáng tác truyền miệng lưu truyền đến ngày nay. Văn hóa làng xã được vun đắp, giữ gìn từ đời này qua đời khác.

Theo quy luật của Tạo hóa, mỗi lần Tết đến xuân về, đất trời lại đem đến cho con người và vạn vật luồng sinh khí mới. Không khí thiêng liêng của Tết Nguyên Đán, của mùa xuân khiến lòng người rạo rực, háo hức một niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai.

Tết Nguyên Đán đối với người phương Đông chúng ta rất thiêng liêng. Những phong tục đẹp trong dịp Tết thể hiện truyền thống văn hóa, văn minh cần được các thế hệ sau trân trọng gìn giữ và phát huy, nhất là trong thời buổi giao lưu, hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đề 3: Theo anh (chị), hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ, tết ở Việt Nam là gì? Trình bày hiểu biết và quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.

Tết đến xuân sang là dịp thường diễn ra rất nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh như chúc Tết, mừng xuân, lễ hội truyền thống của các địa phương, các đình chùa nổi tiếng trong cả nước như hội chùa Hương, hội chùa Thầy, hội Gióng, hội Lim, hội phủ Giầy, lễ xuống đồng, lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương… Nhân dân nô nức tham gia để tiếp nhận luồng sinh khí dồi dào, vui đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Tuy nhiên, đây cũng là dịp mà những tệ nạn rượu chè, cờ bạc, những mê tín dị đoan có cơ hội phát triển. 

Thứ nhất, phải kể đến cái tính hoang phí, quanh năm sống trong nghèo túng thì ba ngày Tết mọi người cũng phải cố sắm sửa sao cho tươm tất để tổ tiên, ông bà khỏi tủi và để đỡ mất mặt với hàng xóm láng giềng. Nhưng điều đó vẫn nằm trong mức độ khả năng kinh tế cho phép, chứ không đồng nghĩa với sự chi tiêu vung tay quá trán mà ngày nay nhiều người, nhiều gia đình mắc phải. Tết hoàn toàn không phải là dịp khoe giàu khoe sang, phô trương thanh thế để lòe thiên hạ. Thế nhưng hiện nay không ít người hiểu sai lệch về ý nghĩa của Tết. Họ đua nhau mua sắm, chất đầy nhà thức ăn, thức uống, cố tìm cho được những gì là quý, là lạ, bất chấp giá cả, chỉ cần tỏ ra ta đây là dân thừa tiền, sành điệu. Họ dám bỏ ra vài chục triệu để mua một cây mai hay một cây cảnh mà họ gọi là “hàng độc” để trưng chơi trong ba ngày Tết. Chi tiêu kiểu đó quả là xa hoa phung phí, trong khi xung quanh còn rất nhiều gia đình nghèo khổ, Tết đến chỉ mong lo được cho đàn con vài cái bánh tét, bánh chưng, vài bộ quần áo mới. Trong cảnh nghèo, nhiều gia đình chỉ có chén trà thay rượu khi tiếp khách và đồ nhắm là những câu chuyện, những tràng cười vui vẻ. Những đứa trẻ ở các vùng sâu, vùng xa đang phải đối mặt với cái rét cắt da cắt thịt chỉ với đôi chân trần đỏ ửng lên vì giá buốt, chỉ với khuôn mặt hồn nhiên nhưng lại đang tái đi vì gió lạnh, hay đúng hơn là sự lạnh lẽo từ trong tâm hồn, tiềm thức của những người đang ăn theo trào lưu “lợn cưới áo mới”.

Tết là để nghỉ ngơi, an hưởng sau những ngày làm việc cật lực. Đúng là vậy, nhưng nhiều người, nhiều gia đình lại đang làm cho cái Tết mất đi đúng cái ý nghĩa vốn có của nó. Đó là tệ nạn ăn nhậu say xỉn  trong dịp Tết. Lấy cớ vui Tết đón xuân, nhiều thanh niên, trung niên la cà hết chỗ nọ đến chỗ kia, nhà này sang nhà khác để gầy độ nhậu. Họ uống rượu, uống bia đến mức ói mửa, say xỉn không thể nhớ đường về nhà, thậm chí ngã vật ra tại chỗ không biết trời trăng là gì. Không những thế, họ nhậu từ trước Tết tới ngoài rằm tháng Giêng mà vẫn lai rai chưa hết. Ăn nhậu vô độ làm tốn tiền bạc, thời gian, sức khỏe và gây ra nhiều tai nạn giao thông. Thế là Tết vui hóa thành Tết buồn.

Năm cũ qua đi, năm mới đến. Trong những ngày này, nhân dân ta có tục đi chùa, đi đền để cầu cho mình một năm mới nhiều sức khỏe, bình an, nhiều may mắn và có nhiều người lại cầu tài lộc, cầu tình duyên mình bớt lận đận đi. Lợi dụng phong tục tốt đẹp này, nhiều kẻ vẽ vời ra trồ cúng kiểng, bói toán với những lời lẽ chung chung, vô căn cứ để kiếm tiền. Vậy mà vẫn có người tin để rồi không chịu cố gắng phấn đấu học hành, làm việc ; cứ mơ ước viển vông, trông đợi vào vận may hoặc tự chuốc lấy lo âu, sầu não. Rõ ràng là tiền mất tật mang.

Một tệ nạn phổ biến trong ngày tết nữa là đánh bạc. Trẻ con thì tham gia trò “bầu cua cá cọp”; thanh niên thì đánh bài tá lả ăn tiền, chơi xóc đĩa, cò quay… Trung niên, người già cũng tụ tập ngồi vào chiếu bạc, ít thì vài chục, vài trăm ngàn, nhiều thì hàng triệu, chục triệu. Ca dao có câu: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm. Ấy thế nhưng đã trót sa vào cờ bạc thì ít người tỉnh ngộ. Càng đánh càng thua, càng thua càng đánh để hòng gỡ lại, để rồi thua đến trắng tay, của cải nối nhau đội nón ra đi. Bàn thờ tổ tiên thì nhang tàn khói lạnh, vợ chồng, con cái thì cáu gắt, chì chiết lẫn nhau. Khởi đầu một năm mới như thế là bất hạnh. 

Như vậy, tết đến xuân về là con người lại chứa đựng bao nhiêu cảm xúc, cảm xúc vui xen lẫn lo lắng bởi những hủ tục không tốt trong ngày tết gây ra.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Phát biểu tự do 

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính 

Soạn bài Văn bản tổng kết 

Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 

Soạn bài Ôn tập phần làm văn 

1 690 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: