Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) | Ngắn nhất Soạn văn 12
Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.
Soạn bài Sóng (Xuân Quỳnh) (ngắn nhất)
Soạn bài “Sóng” (Xuân Quỳnh) ngắn gọn:
Phần đọc – hiểu văn bản
Câu 1 (trang 156 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
- Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ mang âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi. - Âm điệu đó được tạo bởi các yếu tố:
+ Thể thơ 5 chữ;
+ Cách ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt;
+ Vần thơ: đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.
+ Phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh.
Câu 2, 3 (trang 156 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
* “Sóng” và “em” hai hình tượng song hành suốt bài thơ, khi tách rời, khi hòa nhập. Hình tượng sóng là hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của nhân vật trữ tình - “em”.
Khổ thơ |
Hình tượng sóng |
Hình tượng em |
Khổ 1 |
- Hai câu đầu: Tiểu đối: “dữ dội” >< “dịu êm”; “ồn ào” >< “lặng lẽ” => Trạng thái đối lập của sóng |
=> Tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng). |
- Hai câu sau: Nhân hóa: “Sông không hiểu”, “Sóng tìm ra tận bể” => Hành trình từ sông ra bể.
|
=> Quá trình tự khám phá, tự nhận thức, chính bản thân, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu.. |
|
Khổ 2 |
- Quy luật của Sóng: “ngày xưa, ngày sau - vẫn thế”. à Sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi. |
- Quy luật của tình cảm: “Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ”. à Tình yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và nhân loại. |
Khổ 3,4 |
- Câu hỏi tu từ: Gió bắt đầu từ đâu?, Khi nào ta yêu nhau?
|
=> Truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. |
Khổ 5,6,7 |
- Con sóng nhớ bờ: “sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước” |
=> Nỗi nhớ trong tình yêu da diết, không thể nào nguôi, cứ cuồn cuộn, dào dạt như sóng biển triền miên. |
- Con sóng khao khát đến bờ
|
=> Tình yêu tìm đến hạnh phúc |
|
Khổ 8,9 |
- Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm còn vỗ.
|
=> Khát vọng được sống hết mình trong biển lớn tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở. |
Câu 4 (trang 157 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
Vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và son sắt, thủy chung vượt lên mọi giới hạn đời thường.
Phần luyện tập
(trang 157 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
Bài thơ so sánh tình yêu với sóng và biển, những câu thơ, bài thơ đó:
+ “Khúc thơ tình người lính biển” (Trần Đăng Khoa)
+ “Biển” ( Xuân Diệu)
+ “Hai nửa vầng trăng” (Hoàng Hữu).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo)
Soạn bài Đọc thêm: Bác ơi! (Tố Hữu)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12