Soạn bài Thực hành về hàm ý | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Thực hành về hàm ý lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 727 lượt xem
Tải về


Soạn bài Thực hành về hàm ý (ngắn nhất)

Soạn bài Thực hành về hàm ý ngắn gọn

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a.

(1) Lời đáp của A Phủ thiếu số lượng bò bị mất (bao nhiêu con).

(2) Lời đáp thừa thông tin: A Phủ nói đến việc dự định và niềm tin của mình.

(3) Cách trả lời của A Phủ có sự khôn khéo: không trả lời thẳng mà gián tiếp công nhận việc để mất bò, sau đó “xin” được “lấy công chuộc tội”.

b.

- Khái niệm: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.

- A Phủ đã vi phạm phương châm về lượng trong giao tiếp: Thừa những thông tin không cần thiết cho câu hỏi trước đó.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a.

- Hàm ý của bá Kiến từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo.

- Không đảm bảo phương châm cách thức: Nói không nói rõ ràng, rành mạch.

b. Những dạng câu hỏi:

- Lượt lời thứ nhất: “Chí Phèo đấy hở?”

→ Câu hỏi thực hiện hành động chào mang hàm ý cảm thán tỏ vẻ chán chường: Lại là mày!

- Lượt lời thứ hai: “Rồi làm mà ăn chứ báo người ta mãi à?”

→ Câu thực hiện hành động khuyên bảo mang hàm ý bá Kiến trách móc, khó chịu về thái độ của Chí Phèo.

c.

- Hàm ý này được tường minh hóa, nói rõ ở lượt lời cuối cùng: "Tao muốn làm người lương thiện". 

- Hai lượt lời vi phạm phương châm về lượng, về cách thức: nói thiếu ý và không rõ ràng.

Câu 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

a. 

- Lượt lời thứ nhất bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động gợi ý.

- Lượt lời lần thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi, cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.

b. Bà đồ chọn cách nói có hàm ý như vậy vì lý do tế nhị, lịch sự, bà không muốn trực tiếp chê văn của ông chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn.

Câu 4 (trang 81 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)

Đáp án D - Tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp các cách thức trên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn 

Soạn bài Một người Hà Nội 

Soạn bài Thực hành về hàm ý (Tiếp theo)

Soạn bài Thuốc (Lỗ Tấn)

Soạn bài Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận 

1 727 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: