Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1301 lượt xem
Tải về


Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) (ngắn nhất)

Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) ngắn gọn

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật Việt (khi anh bị thương).

- Cách trần thuật này có tác dụng đặc biệt đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật: Giúp câu chuyện trở nên mới mẻ, hấp dẫn. Nhà văn có thể thâm nhập vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt, điều chỉnh không gian và thời gian. Người kể chuyện cũng từ đó mà bộc lộ được đầy đủ tính cách, và tình cảm của mình.

Soạn bài Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ, những truyền thống dưới đây đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau: Truyền thống yêu nước, căm thù quân giặc.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

a. Điểm giống nhau trong tính cách của nhân vật Chiến, Việt:

- Đều là thế hệ đại diện cho truyền thống gia đình.

- Có tình yêu gia đình, máu mủ sâu đậm.

- Đều có tình yêu đất nước tha thiết, căm thù giặc và lòng thủy chung cách mạng.

b. Sự khác nhau trong tính cách của nhân vật Chiến, Việt:

Chiến

Việt

- Vì là chị gái nên đảm đang, tháo vát và chu toàn:

+ Viết thư cho chị Hai, gửi thằng út em, gửi bàn thờ má sang chú Năm.
+ Sắp xếp việc nhà đâu ra đấy (cho xã mượn nhà làm trường học, đồ đạc và hai công mía gửi chú, ruộng cho bà con cày cấy…).

- Có nét hồn nhiên, ngây thơ: Tính còn trẻ con, ngây thơ, hiếu động: hay tranh giành phần hơn với chị, thích đi câu cá, bắn chim... “chụp con đom đóm úp trong lòng tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết, sợ ma.

 

- Dũng cảm, kiên cường: “Đã làm thân con gái…Nếu giặc còn thì tao mất.

- Dũng cảm, kiên cường:

+ Còn bé thì theo má đi đòi đầu ba

+ Lớn lên: Quyết đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má; chiến đấu dũng cảm

- Giống má: cử chỉ, lời nói, cách vun vén nhà cửa giống hệt má.

- Yêu thương chị Chiến nên muốn “giấu chị như giấu của riêng”.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích:

- Đề tài: Những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

- Chủ đề: Những đứa con đại diện cho thế hệ sau đang tiếp nối một gia đình giàu truyền thống yêu nước bằng một sức mạnh và sự gắn kết phi thường.

- Nhân vật: Xây dựng nhân vật trung tâm theo khuynh hướng sử thi Việt và Chiến – những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả.

- Ngôn ngữ: Mang đậm phong cách Nam Bộ, nhiều từ ngữ địa phương.

- Giọng điệu: Hào hùng, ngợi ca…

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Đoạn văn cảm động nhất trong đoạn trích: Cảnh hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu, vì:

+ Cảnh tượng đó khiến người đọc vừa xúc động, vừa thấy thấy ngưỡng mộ tình tình yêu, lòng hiếu thảo, trọn nghĩa đối với cha mẹ của hai chị em.

+ Đây là đoạn văn mang ý nghĩa tượng trưng, thể hiện sự trưởng thành và khả năng có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2)

- Điểm chung: đoạn đối thoại của hai chị em trước ngày nhập ngũ thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật

+ Thương cha mẹ.

+ Mang mối thù và có quyết tâm chống giặc.

- Điểm riêng biệt:

+ Chiến mang tính cách của người chị lớn, lo lắng cho em, thu xếp ngăn nắp việc nhà.

+ Chiến tính cách sâu sắc hơn, Việt còn trẻ con, hồn nhiên.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)

Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài làm văn số 5 

Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học 

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Soạn bài Thực hành về hàm ý

Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn 

1 1301 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: