Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 946 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) (ngắn nhất)

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Những luận điểm chính của bài viết:

+ “Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là của một chiến sĩ hi sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn.”

+ “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.”

+ “… Lục Vân Tiên, một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.”

- Cách sắp xếp các luận điểm đó khác với trật tự thông thường ở chỗ:

+ Các luận điểm đó quy tụ xung quanh, để làm sáng tỏ một nhận định bao trùm lên nội dung của tất cả các phần trong toàn bài viết: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường… Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.

+ Cách sắp xếp luận điểm của tác giả bắt đầu từ cuộc đời và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp đến sự nghiệp thơ văn của ông có nghĩa là cần hiểu được con người của ông trước khi đánh giá những giá trị thơ văn mà ông đem lại.

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” vì thơ văn của ông là những tác phẩm hay nhưng chưa người người biết đến toàn bộ sự nghiệp thơ văn giá trị của ông mà chỉ biết đến “Truyện Lục Vân Tiên”. Vì vậy, khó tránh cách đánh giá thiên lệch, chưa đầy đủ về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Vì vậy, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” có nghĩa là cần phải dày công nghiên cứu thì mới khám phá đầy đủ thế giới thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của Nguyễn Đình Chiểu qua:

- Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ:

+ Quan niệm sống: Làm người phải có khí tiết, phải phấn đấu vì nghĩa lớn, vì đất nước, dân tộc: “đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”.

+  Quan niệm sáng tác: Văn tức là người, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.

- Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:

+ Làm sống lại “phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau”.

+ Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, có sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân.

+ Là tấm gương phản chiếu những chân dung anh hùng chống Pháp thất thế (“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một khúc ca anh hùng thất thế).

- “Truyện Lục Vân Tiên”:

+ Là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý…ca ngợi những con người trung nghĩa”.

+ Tác phẩm mang những nội dung tư tưởng, đạo đức gần gũi với quần chúng nhân dân; được nhân dân cảm xúc và thích thú; có một lối kể chuyện “nôm na”, “dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá trong dân gian”.

=> Xem xét giá trị của LVT trong mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay, vì:

- Có rất ít người hiểu hết giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu, có một số người thậm chí còn nhìn nhận phiến diện về thơ ông, song vẫn không thể phủ nhận giá trị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

- Đến nay, nhiều tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn nguyên giá trị, mang những bài học làm người sâu sắc, xứng đáng để thế hệ hiện nay noi theo.

- Phẩm chất đạo đức và thành công nghệ thuật khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp.

- Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời hiện đại để khôi phục lại giá trị đích thực của thơ văn yêu nước.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Bài văn nghị luận này không khô khan mà trái lại, có sức hấp dẫn, lôi cuốn vì:

- Cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ, vừa xúc động, thiết tha với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc.

- Cách đặt vấn đề của Phạm Văn Đồng độc đáo, mới mẻ, gây ấn tượng với người đọc.

- Cách nhìn mang tính phát hiện, có giá trị của Phạm Văn Đồng về thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu.

Phần luyện tập

(trang 54 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Các ý chính cần phải trình bày đối với đề bài nghị luận này như sau:

* Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay, bởi nó ghi lại bức tranh chân thực đời sống xã hội và con người đồng thời gửi gắm tình cảm chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người đấu tranh hết mình vì lẽ phải và tự do của dân tộc.

– Cuộc đời và quan niệm sáng tác.

– Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

– Truyện Lục Vân Tiên.

* Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngày nay và giá trị của tác phẩm:

– Đây là một bài tương đối khó đối với học sinh bởi có nhiều câu văn dài, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, sử dụng cách nói mộc mạc của nhân dân Nam Bộ.

– Tuy nhiên Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá:

+ Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.

+ Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

+ Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi)

Soạn bài Đọc thêm: Đô – xtôi – ép – xki (trích)

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học 

Soạn bài Trả bài làm văn số 1 

1 946 04/03/2022
Tải về