Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 569 lượt xem
Tải về


Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học (ngắn nhất)

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học ngắn gọn:

Phần hướng dẫn học bài

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Quá trình văn học là diễn biến hình thành tồn tại, phát triển, thay đổi của văn học qua các thời kỳ lịch sử.

- Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung.

+Văn học gắn bó với đời sống;

+Kế thừa và cách tân;

+Bảo lưu và tiếp biến.

Câu 2 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Đặc trưng của các trào lưu văn học:

Trào lưu văn học

Đặc trưng

- Văn học Phục hưng (Châu Âu thế kỷ XV,XVI)

 

Coi văn hoá cổ đại là hình mẫu lý tưởng, luôn đề  cao lý trí, sáng tác theo quy luật chặt chẽ

- Chủ nghĩa cổ điển

Luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ

- Chủ nghĩa lãng mạn  (ở các nước Tây Âu sau cách mạng 1789)

Đề cao những nguyên tắc chủ quan, lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn.

- Chủ nghĩa hiện thực phê phán (Thế kỷ XIX)

Thiên về những nguyên tắc khách quan, đề tài lấy từ cuộc sống hiện thực.

- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa (Thế kỷ XX)

 

Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân.

* Ở Việt Nam, trào lưu đầu tiên xuất hiện khoảng từ  những năm 30 của thế kỷ XX:

- Trào lưu lãng mạn

- Trào lưu hiện thực phê phán

- Trào lưu văn học hiện thực XHCN.

Câu 3 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Khái niệm phong cách văn học

- Phong cách văn học là sự độc đáo, riêng biệt của các nghệ sĩ biểu hiện trong các tác phẩm của họ.

- Phong cách văn học nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những cái mới, những cái không lặp lại bao giờ, nảy sinh do nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học.

- Quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.

- Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.

Câu 4 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Những biểu hiện của phong cách văn học:

 - Biểu hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.

- Biểu hiện ở hệ thống hình tượng.

- Thể hiện ở các phương diện nghệ thuật.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Hạnh phúc của một tang gia

(trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Đề tài tưởng tượng, chi phối xây dựng nhân vật.

Đề tài từ hiện thực, xây dựng những điển hình.

Hướng về quá khứ, tưởng tượng tình huống éo le, oái oăm.

Tái hiện, ghi lại lối sống đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của giới thượng lưu.

Huấn Cao có vẻ đẹp lý tưởng: tài hoa, thiên lương, khí phách, anh hùng.

Sáng tạo một loạt các điển hình để bóc trần bộ mặt giả dối, để chôn vùi cả cái XH xấu xa, đen tối đó.

=> Tiêu biểu cho Văn học lãng mạn.

=> Tiêu biểu cho văn học hiện thực phê phán.

Câu 2 (trang 183 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Tài hoa, uyên bác.

- Tiếp cận thế giới nghiêng về phương diện văn hoá, thẩm mĩ, tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.

- Sở trường thể tùy bút, sử dụng ngôn từ điêu luyện

* Nét chính về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

+ Chất trữ tình, chính trị; Đậm tính sử thi.

+ Tính dân tộc được biểu hiện rõ rệt, sâu đậm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trả bài làm văn số 3 

Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích)

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

Soạn bài Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên)

1 569 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: