Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ | Ngắn nhất Soạn văn 12
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (ngắn nhất)
Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ ngắn gọn:
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
Đề 1 (trang 84 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
a. Tìm hiểu đề
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1947, thời điểm những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc. Lúc này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp.
b. Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Thân bài:
- Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya: ánh trăng chiếu xuyên qua tán cây cổ thụ tưởng như nở hoa trên mặt đất; âm thanh của tiếng suối; tất cả vẽ nên bức tranh đêm trăng khuya đẹp, thơ mộng.
- Nhân vật trữ tình là người chiến sĩ nặng lòng “lo nỗi nước nhà” (khác các ẩn sĩ trong thơ cổ lánh mình chốn thiên nhiên, xa lánh cõi trần).
- Bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại:
+ Cổ điển: thể thơ luật Đường, hình ảnh thiên nhiên;
+ Hiện đại: nhân vật trữ tình “lo nỗi nước nhà”, câu thơ cuối phá cách.
- Giá trị của bài thơ:
+ Nội dung: Cảnh đẹp đêm trăng khuya và sự hài hòa giữa tâm hồn người nghệ sĩ – chiến sĩ.
+ Nghệ thuật: Mang đậm phong cách thơ Hồ Chí Minh – vừa cổ điển vừa hiện đại.
Kết bài: Đánh giá chung.
Đề 2 (trang 84 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích thơ).
Thân bài:
- Khí thế dung mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu):
+ Lực lượng tham gia đông đảo (dân công, bộ binh, binh chủng cơ giới,…)
+ Con đường hành quân mang sức mạnh rung chuyển đất trời.
- Khí thế chiến thắng ở các chiến trường (4 câu sau)
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát giàu tính nhạc;
+ Cách dùng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc;
+ Cách vận dụng các biện pháp tu từ (trùng điệp, so sánh, cường điệu,…);
+ Giọng thơ hào hùng, sôi nổi.
Kết bài: Đoạn thơ đã thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Đối tượng: một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ.
- Nội dung:
+ Giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ.
+ Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
Phần luyện tập
(trang 86 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Phân tích khổ 4 bài “Tràng giang” của Huy Cận
1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung khổ thơ thứ 4 bài “Tràng giang”.
2. Thân bài
- Hai câu đầu: Vẻ đẹp kì vĩ của bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà
+ Hình ảnh “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”: bầu trời mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời; ánh dương phản chiếu vào những đám mây đó, phản chiếu lấp lánh như những núi bạc hùng vĩ và tráng lệ.
+ Trước cảnh mây trời bao la và hùng vĩ ấy, bỗng hiện lên một cánh chim bé nhỏ, nó chỉ cần nghiêng cánh là cả bóng chiều sa xuống.
=> Bằng nghệ thuật đối lập tương phản - đối lập giữa cánh chim nhỏ bé, đơn độc với vũ trụ bao la, hùng vĩ, Huy Cận đã vẽ nên bức tranh thiên chiều tà vừa cổ điển vừa mang màu sắc hiện đại bởi sự vận động của cảnh vật.
- Hai câu cuối: Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của một tâm hồn cô đơn, lạc lõng
+ Từ láy “dợn dợn”: nỗi niềm bâng khuâng, cô đơn của lòng quê dợn lên như muôn nghìn con sóng trên dòng trường giang, liên tiếp, hết lớp này đến lớp khác.
=> Đây cũng chính là nỗi niềm nhớ quê hương khi đứng giữa quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương của một bộ phận thanh niên, tri thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám.
+ Để bộc lộ nỗi nhớ nhà, nhớ quê, Huy Cận đã mượn tứ thơ của Thôi Hiệu:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”
(“Hoàng Hạc lâu”, bản dịch thơ của Ngô Tất Tố)
- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật:
+ Xuất phát từ bề sâu của nỗi sầu vũ trụ là tấm lòng, tình yêu quê hương tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ. Vì thế, Xuân Diệu đã nhận xét: “Tràng giang” là bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó đã dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc.
+ Bài thơ “Tràng giang” nói chung và khổ cuối bài nói riêng có sự kết hợp màu sắc cổ điển và hiện đại từ thi liệu đến nội dung, cảm xúc.
3. Kết bài: Đánh giá chung.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng)
Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12