Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 6,415 04/03/2022
Tải về


Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng) (ngắn nhất)

Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Ý chính của mỗi đoạn thơ:

+ Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.

+ Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.

+ Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.

+ Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

- Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc, nỗi nhớ của nhà thơ về đồng đội, những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây.

Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Đoạn thơ thứ nhất:

- Bức tranh thiên nhiên miền Tây:

+ Mở đầu bằng nỗi “nhớ chơi vơi”;

+ Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khủy, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời”: Sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây.

+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: Không gian Tây Bắc thơ mộng.

+ “Chiều chiều…. cọp trêu người”: Thiên nhiên hoang sơ, chứa đựng mối đe dọa khủng khiếp đối với con người.

+ “Nhớ ôi... thơm nếp xôi”: Kỉ niệm ấm áp tình quân dân.

=> Bức tranh thiên nhiên hùng tráng, dữ dội và bí ẩn nhưng cũng thơ mộng,  huyền ảo.

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:

+ Trải qua nhiều gian khổ trên đường hành quân: núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, thác gầm, cọp dữ => nghị lực, can trường.

+ “súng ngửi trời” : Hóm hỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên.

+ “Anh bạn… bỏ quên đời”: Cái chết đậm chất bi hùng trong tư thế đẹp, sẵn sàng chiến đấu.

=> Hình ảnh chiến sĩ can trường, ngang tàng mà hào hoa, tinh nghịch.

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Đoạn thơ thứ hai:

- Cảnh đêm liên hoan văn nghệ:

+ “Bừng lên”: gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vui lan tỏa.

+ “Kìa em...tự bao giờ”: cái nhìn ngạc nhiên, mới mẻ.

+ Âm thanh, điệu múa, ánh đuốc… khiến người lính say mê trong không khí hội hè, gợi thi hứng nghệ sĩ …

- Cảnh sông nước miền Tây:

- Thời gian:  buổi chiều sương.

+ Hình ảnh “lau” ven bờ, “dáng người” trên con thuyền độc mộc giữa dòng nước, “hoa đong đưa”: gợi tả sự tình tứ, lưu luyến.

+ “Có nhớ”, “có thấy”: tự hỏi lòng mình.

=> Cảnh sông nước Tây Bắc vừa thực vừa mộng: hoang vắng, tĩnh lặng, gần gũi, buồn mà thi vị.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Chân dung người lính Tây Tiến:

- Ngoại hình:

+ “Không mọc tóc - Quân xanh màu lá”: Đời sống gian khổ, bệnh tật, thiếu thốn;

+ “Dữ oai hùm – Mắt trừng”: Tinh thần mạnh mẽ; Khí phách kiên cường; Ý chí sắt đá.

- Tâm hồn: “Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm” - Nét hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Hà thành.

-  Lí tưởng: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ - Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” - Sẵn sàng dâng hiến cả sự sống, tuổi trẻ cho Tổ quốc.

=> Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng.

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Đoạn thơ thứ tư:

- Nỗi nhớ Tây Tiến được diễn tả qua lời hẹn thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

- Câu thơ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” khẳng định tâm hồn, tình cảm của những người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày, những nơi đoàn binh Tây Tiến đã đi quan

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” bút pháp lãng mạn, khác với bút pháp hiện thực của Chính Hữu trong bài thơ “Đồng chí”:

+ Chính Hữu là hồn thơ mộc mạc, bình dị, hướng tới những người nông dân mặc áo lính nên bút pháp hiện thực phù hợp để thể hiện hình tượng người chiến sĩ này. => Bút pháp hiện thực cũng quy định việc miêu tả người chiến sĩ chủ yếu ở cái hàng ngày, cái bình thường (“Áo anh rách vai – Quần tôi có vài mảnh vá…”).

+ Quang Dũng là hồn thơ hào hoa và lãng mạn. Lính Tây Tiến phần lớn là thanh niên Hà Nội đậm chất hào hoa. Do đó, bút pháp lãng mạng mà Quang Dũng sử dụng phù hợp để miêu tả hình tượng người chiến sĩ này.

=> Bút pháp này đã quy định việc miêu tả người chiến sĩ chủ yếu được tô đậm ở những cái đặc biệt, cái khác thường, phi thường (“ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc – Quân xanh màu lá dữ oai hùm, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”).

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Chân dung người lính Tây Tiến

* Hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa xuyên suốt bài thơ “Tây Tiến”:

- Đoạn 1: Người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân can trường, ngang tàng mà hào hoa, tinh nghịch:

+ Nghị lực, can trường vượt qua núi cao, đèo sâu, vực thẳm, thời tiết khắc nghiệt của sương trời Tây Bắc;

+ Hào hoa, lãng mạn: “súng ngửi trời”;

+ Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng: “gục lên súng mũ bỏ quên đời”.

- Đoạn 2: Người lính Tây Tiến trong đêm liên quan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây: kỉ niệm thắm tình quân dân, tâm hồn lãng mạn.

- Đoạn 3: Chân dung diện mạo, tâm hồn, lí tưởng của người lính Tây Tiến:

Diện mạo:

+ “Không mọc tóc” – điều kiện chiến trường các chiến sĩ phải cắt tóc ngắn để tiện cho sinh hoạt, hơn nữa do chưa quen khí hậu, một số chiến sĩ đã bị bệnh nên tóc đã rụng đi như trút => sự chủ động.

+ “Quân xanh màu lá” đặt bên cụm từ “dữ oai hùm”: khí thế, sức mạnh của một đoàn quân lừng tiếng.

Tâm hồn người lính Tây Tiến:

+ “Mắt trừng gửi mộng” – đem đến một ấn tượng lạ vì “trừng” là khi đôi mắt mở căng ra khi nhìn trong bóng tối, đó cũng có thể là đôi mắt mở căng ra và chất chứa trong đó sự căm hờn, phẫn nộ.

+ Đặt cạnh cụm từ “mắt trừng” bên cụm từ “gửi mộng” sẽ thể hiện một khát vọng cháy bỏng.

=> Giấc mộng gửi qua biên giới khi là giấc mộng trả thù nhà, đền nợ nước của những chàng trai mang lí tưởng anh hùng.

=> Rung động của tâm hồn lãng mạn hào hoa: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

=> Ở người lính TT phần riêng tư cá nhân đã thống nhất hài hòa với tình cảm lớn lao, đẹp đẽ.

Lí tưởng:

+ “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ” – khung cảnh biên ải xa xôi và lạnh lẽo, nhắc đến cái chết với sự trang trọng.

+ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: lẽ sống xả thân, tinh thần xả thân vô tư trong sáng của những người lính tr.

+ “ Áo bào thay chiếu anh về đất”: gợi ra một thực tế khốc liệt ở nơi chiến trường gian khổ khó khăn gắn với những người đã ngã xuống. Nhưng cụm từ “áo bào” đã đem đến cho hình ảnh người lính một vẻ uy nghi, lẫm liệt. Cụm từ “về đất” – không chỉ là cách nói tránh chỉ sự hi sinh mà còn gợi liên tưởng tới sự hóa thân - những người lính không chết mà các anh chỉ hòa linh hồn, thể xác vào núi sông quê hương, có nghĩa là anh sẽ bất tử cũng sông núi.

+ Đoạn thơ khép lại bằng âm vang tiếng gầm sông Mã: “ Sông Mã gần lên khúc độc hành”.

- Đoạn 4: Người lính Tây Tiến với lời thề hẹn gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.

=> Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

* Nghệ thuật xây dựng hình tượng người lính Tây Tiến: bút pháp lãng mạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả 

Soạn bài Luật thơ 

Soạn bài Trả bài làm văn số 2 

Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm 

1 6,415 04/03/2022
Tải về