Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học | Ngắn nhất Soạn văn 12
Soạn bài Viết bài làm văn số 6 lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.
Soạn bài Viết bài làm văn số 6 (ngắn nhất)
Đề 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Trong truyện Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi có quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.
Anh (chị) có cho rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi quả đã có một dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau: chị em Chiến, Việt?
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Thân bài
a. Giải thích quan niệm:
Chuyện gia đình cũng dài như một dòng sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Câu nói của Chú Năm có thể hiểu như sau:
- Truyền thống gia đình như một dòng sông, mỗi thế hệ, mỗi người lại góp phần làm nên một khúc trong dòng sông truyền thống. Con cái không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự, tiếp nối truyền thống.
- Câu nói của chú Năm đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất chủ đề của truyện. Nguyễn Thi, qua thiên truyện ngắn này đã khám phá, phân tích, lí giải sức mạnh, chiến công của thế hệ trẻ miền Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước không chỉ ở tinh thần của thời đại mà còn ở ngọn nguồn sâu xa trong truyền thống gia đình. Chính sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam.
b. Chứng minh
- Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn sinh ra nó. Cũng như vậy, chỉ có thế hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy. Qua các nhân vật trong truyện để chứng minh:
- Truyền thống ấy chảy từ các thê hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hiện tượng chú Năm:
+ Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trông con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
+ Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).
- Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
+ Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc: "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lượng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "Người sực mùi lúa gạo", thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng.
+ Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và chiến đấu.
+ Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
- Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
+ Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói giống hệt mẹ.
+ So với thế hệ của mẹ thì Chiến là khúc sông sâu. Khúc sông sâu bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.
+ Việt là chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư. Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ khuất phục, bị thương dù chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù, Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thản của sức trẻ tiến công.
Rồi trăm con sông gia đình lại cùng đổ về một biến, "mà biển thì rộng lắm [...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
- Từ một dòng sông gia đình, nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương truyền thống cả dân tộc, của nhân dân và nhân loại.
- Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận
Đề 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu đề tài đất nước quê hương trong văn học Việt Nam thời kì từ CMT8.
- Giới thiệu hai tác phẩm.
- Giới thiệu đề bài.
2. Thân bài
* Vẻ đẹp dòng sông Đà
Theo tác giả, sông Đà có hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình, Sông Đà chỉ thơ mộng khi mang nét trữ tình.
Khi sông Đà chảy qua vùng bình nguyên thì nó trở nên hiền hòa, là bạn của con người chứ không phải là kẻ thù số một như ở đoạn trên. Tác giả nhìn con sông Đà ở đoạn này với nhiều góc độ khác nhau.
– Ở trên cao nhìn xuống sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời, hoa núi mùa xuân – > gợi vẻ đẹp mơ màng, duyên dáng, kín đáo.
– Bên bờ nhìn xuống thì thấy dòng sông lấp loáng như đứa trẻ nghịch gương, nhìn thấy nó như đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân – > vẻ hiền hòa, thân thiện.
– Dưới thuyền nhìn lên thấy bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bở sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… – > gợi vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ, chất hội họa.
– > Tác giả dùng nhiều phép so sánh sáng tạo, ngôn ngữ mềm mại, giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh thơ mộng, dịu dàng nên đã vẻ được ra nhiều bức tranh giàu chất hội họa: dòng sông ẩn hiện trong mây trời, con hươu ngẩng đầu ra khỏi ánh cỏ sương… để từ đó làm nổi bật hình ảnh dòng sông hiền hòa, thơ mộng, trong sáng. Dòng sông có vẻ đẹp của thi ca, nhạc họa.
Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mĩ: được xem là một tác phâm hội họa tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước. So với ngôn ngữ sắc cạnh ở đoạn trên, ngôn ngữ ở đoạn này rất mềm mại, chứng tỏ nhà văn có một vốn từ phong phú và sử dụng nó một cách điêu luyện, tài hoa.
Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt Nam
* Vẻ đẹp của sông Hương
Tác giả tả tỉ mỉ, từ thượng nguồn Trường Sơn, dòng Hương chảy qua núi đồi, cánh đồng, làng mạc, kinh thành rồi đổ ra biển Đông. Dòng sông được nhân hóa như người con gái có dáng dấp, trang phục, gương mặt, tính cách, tâm hồn…
– Giữa dòng Trường Sơn, nó là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn… như cô gái di-gan phóng khoáng và man dại… nó có bản lĩnh gan dạ với một tâm hồn tự do và trong sáng.
– Khi ra khỏi rừng, sông Hương lại mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, như người mẹ phù sa, tâm hồn sâu thẳm đã đóng kín lại ở cửa rừng. Những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quan lên gương mặt sông nhiều màu sắc trên nền tây nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
– Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng sông như người đẹp nhủ mơ màng… uốn mình theo những đường cong thật mềm… sắc nước xanh thẳm.
– Giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn năm của những vưa chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, dòng sông đi qua giữa chốn bốn bề núi phủ mây phong lại mang vẻ đẹp trầm mặc… kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga…
– Từ đó, như tìm đúng đường về, sông Hương lại vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô. Giáp mặt thành phố thì sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến quanh năm sương khói mơ màng, làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu.
– Khi rời khỏi kinh thành, nó lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc… như sự nhớ điều gì chưa bịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh… như chút vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu… ấy là tấm lòng người Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
–> Giọng văn mềm mại giàu chất nhạc, ngôn từ giàu chất thơ đã lột tả hết vẻ phong phú của dòng sông nhưng nổi bật nhất là vẻ duyên dáng, hiền hòa, trong xanh phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Gương mặt của dòng sông phả chiếu tấm gương muôn màu và thanh âm của quê hương xứ sở. Chiều dài của dòng sông như chiều dài của một chuyến đi, cũng là hành trình lớn lên của một cuộc đời được đào thải những tính nết chưa đẹp để giữ lại nét đáng yêu của tuôi đương thì, nên dòng chảy biểu lộ một tính cách có thay đổi theo địa hình để vừa tô điểm cho vẻ đẹp kinh thành như một con người của quê hương xứ Huế.
Sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh như con quái vật hung hãn khi qua vùng thác gữ hay như áng tóc của người con gái hi hiền hòa thơ mộng; còn Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh sông Hương như người con gái… (vì nó tên Hương?) Nhờ thể tùy bút với lối so sánh tài hoa ấy mà người đọc có thể hình dung từng đường nét, chi tiết vẻ đẹp phong phú của con sông và đó là nét đẹp kiểu chưa từng lặp lại bất cứ con sông nào trên thế giới.
–> Vẻ đẹp phong phú của dòng sông còn mang đến thi hứng cho văn nhân nên sau đó những vần thơ được bắt nhịp để trở về tô điểm cho con sông. Sông Hương thành con sông của thi ca nhạc họa, bồi đắp phù sa văn hóa cho đất kinh thành. Biết bao sung sướng tự hào của tác giả về dòng sông thơ mộng của quê mình.
3. Kết bài
– Cả hai nhà văn đều sử dụng thể tùy bút để khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi dòng sông, giúp người đọc thêm hiểu biết về vẻ đẹp phong phú của cảnh quan đất nước.
– Hai đoạn trích đều bộc lộ lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của hai nhà văn.
Đề 3 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2): Về một truyện ngắn trong văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh (chị) yêu thích
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Kim Lân - nhà văn thành công về đề tài người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.
- Truyện ngắn “Làng” đã thể hiện sâu sắc tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng của những người nông dân Việt Nam, thể hiện “những chuyển biến mới” trong tình cảm của họ.
2. Thân bài
- Giải thích“chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình cảm yêu làng, yêu nước của người dân quê Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp đã có những nét mới mẻ so với những tình cảm truyền thống (yêu làng gắn với yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến, theo Cụ Hồ, đánh đuổi bọn Tây, tiêu diệt bọn Việt gian bán nước - đó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước).
- Những biển hiện của những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:
* Ở nhân vật ông Hai: (tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước)
- Thể hiện trong cách khoe làng mới mẻ (kiêu hãnh, tự hào về việc làng theo kháng chiến, tích cực tham gia kháng chiến…).
- Thể hiện bằng hành động cụ thể (tham gia tự vệ để bảo vệ làng, đào hào, đắp ụ phục vụ kháng chiến, đi tản cư, hăng say sản xuất…).
- Nhớ làng khi đi tản cư, mong được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến.
- Lắng nghe tin tức kháng chiến: đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng giặc; căm thù làng khi nghe tin làng theo Tây (“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”); sung sướng, hả hê khi nghe tin cải chính (khoe nhà bị Tây đốt…).
* Ở những nhân vật phụ:
- Những người phụ nữ tản cư: khinh bỉ những kẻ theo giặc“cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
- Thằng cu Húc dù còn nhỏ đã có tinh thần kháng chiến “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.
- Mụ chủ nhà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì đuổi khéo gia đình ông Hai, khi nghe tin cải chính thì vui vẻ, thân thiện, cởi mở, mời mọc…
* Suy nghĩ về những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:
- Chuyển biến tình cảm phù hợp với nhận thức, với chuyển biến của thời đại, với yêu cầu của công cuộc giữ nước (tình cảm yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm tình yêu làng quê, yêu nước gắn với yêu kháng chiến, ủng hộ kháng chiến…)
- Cảm động trước tình cảm yêu làng, yêu nước chân thành của những người nông dân chất phác, hồn hậu.
- Trân trọng lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, với Cụ Hồ, với kháng chiến.
- Yêu làng, yêu quê hương, đất nước - đó là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.
- Trong hoàn cảnh chiến tranh, tình yêu làng, yêu nước càng trở nên sâu sắc và cảm động hơn.
- Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
3. Kết bài:
- Những chuyển biến mới mẻ trong tâm hồn những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp càng giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người mộc mạc, giản dị…
- Họ đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của toàn dân tộc.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 12 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 12
- Lý thuyết Hóa học 12
- Giải sbt Hóa học 12
- Các dạng bài tập Hoá học lớp 12
- Giáo án Hóa học lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12