Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 5704 lượt xem
Tải về


Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học (ngắn nhất)

Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ngắn gọn:

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1 (trang 91 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai.

Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

+ “phong phú, đa dạng”: văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, hình thức khác nhau.

+ “chủ lưu”: dòng chính (bộ phận chính), khác với phụ lưu.

+ “quán thông kim cổ”: thông suốt từ xưa đến nay.

=> Ý kiến của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai: Văn học yêu nước là chủ lưu trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

- Bình luận, chứng minh:

+ Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng: Xuất phát từ cuộc sống của con người Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống đó.

+ Văn học yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam: Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn phòng chống và chiến đấu kiên cường để giữ vững độc lập dân tộc. Do hoàn cảnh lịch sử đó, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước.

=> Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay:

Văn học dân gian: các truyền thuyết lịch sử “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”; Sự tích Hồ Gươm;…

Văn học trung đại: “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Đại cáo bình Ngô”,…

Văn học hiện đại: “Tuyên ngôn Độc lập”, thơ Tố Hữu,…

- Đánh giá: Ý kiến của Đặng Thai Mai đúng đắn, sâu sắc, toàn diện.

Kết bài: Nhận định riêng về ý kiến của Đặng Thai Mai và giá trị hiện nay của ý kiến đó.

Đề 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Mở bài:

- Đọc sách, tiếp nhận các giá trị của sách, đặc biệt là các tác phẩm văn học luôn gắn liền với điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc:

- Dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường đã nêu.

Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

+ “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ”: Tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp;

+ “Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân”: Theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách;

+ “Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”: Càng nhiều vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn.

=> Ý cả câu nói: Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm nhiều thì đọc sách càng hiệu quả.

- Bình luận, chứng minh:

+ Đọc sách tùy thuộc vào tầm lĩnh hội của người đọc (vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm,…)

+ Tác phẩm văn học ghi lại những cảnh, những tình, những trải nghiệm của cuộc đời. Nhưng tiếp nhận những điều đó đến mức độ nào còn tùy thuộc vào trình độ kinh nghiệm và hiểu biết về cuộc đời của người đọc.

=> Ví dụ: Ở các độ tuổi khác nhau, sự tiếp nhận các giá trị của Truyện Kiều cũng khác nhau.

- Đánh giá, nêu ý kiến riêng:

+ Ý kiến của Lâm Ngữ Đường là đúng đắn, là kết quả của sự đúc kết, khái quát toàn diện.

+ Muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị cho mình sự hiểu biết về nhiều mặt. Bên cạnh đó, việc đọc sách cần suy ngẫm, không vội vàng, cẩu thả.

Kết bài: Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt là với các tác phẩm văn học.

2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Đối tượng đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,…

- Nội dung: giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Mở bài: Giới thiệu, trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về văn chương.

Thân bài:

- Giải thích ý kiến:

+ “Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực”: văn chương được xem là công cụ đắc lực, hiệu quả giúp nhà văn thực hiện sứ mệnh, chức năng của văn chương.

+ “Tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”: Văn chương phản ánh hiện thực đời sống,  vạch trần, phê phán những cái xấu xa của xã hội. Đồng thời văn chương chân chính có chức năng giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người, xây dựng lối sống lành mạnh.

=> Ý kiến của nhà văn Thạch Lam: Không tán thành quan điểm văn học thoát li thực tế; Nhấn mạnh giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học.

- Bình luận, chứng minh:

 + Đây là một nhận xét đúng đắn, tiến bộ.

 + Văn học có giá trị cải tạo xã hội (Dẫn chứng một số tác phẩm văn học có sự ảnh hưởng tới văn hóa, tư tưởng của xã hội: văn học thế giới (các tác phẩm kinh điển), văn học Việt Nam (văn học hiện thực phê phán).

+ Văn học có giá trị giáo dục (Dẫn chứng: Văn học đem lại niềm tin vào tình thương giữa người với người - “Những người khốn khổ” của Victor Hugo, “Chí Phèo” của Nam Cao,…)

- Đánh giá: Trước Cách mạng tháng Tám, ý kiến của Thạch Lam là một quan điểm tiến bộ. Quan điểm trên vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Kết bài: Khẳng định sự đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của văn chương đối với đời sống

 Câu 2 (trang 93 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Mở bài: Giới thiệu trích dẫn lời phê bình của Hoài Thanh

Thân bài:

- Giải thích ý kiến: Trình bày nguyên nhân chính dẫn đến thành công của thơ Tố Hữu là "thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính".

- Bình luận, chứng minh:

+ Cuộc đời Tố Hữu trung thành, tận tụy phục vụ cách mạng từ thuở thiếu thời là anh thanh niên tìm thấy “mặt trời chân lí” khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam đến suốt cả cuộc đời, trái tim Tố Hữu luôn dành cho “Đảng phần nhiều”.

+ Sự nghiệp văn học của Tố Hữu, đặc biệt là thơ của ông song song đồng hành, phản ánh các chặng đường cách mạng và lịch sử dân tộc (Chứng minh qua các tập thơ “Từ ấy”, “Việt Bắc”,…

+ Tình cảm, tâm tư chân thành, tha thiết của nhà thơ cách mạng chính là thi liệu để ông viết nên những vần thơ trữ tình chính trị

- Đánh giá:  Thơ Tố Hữu là sự phản chiếu tâm hồn cách mạng vào thơ ca.

Kết bài: Khẳng định nhận định của Hoài Thanh phù hợp với sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận thơ ca; Nhấn mạnh thơ Tố Hữu thành công rực rỡ về thể loại thơ ca cách mạng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần một: Tác giả 

Soạn bài Luật thơ 

Soạn bài Trả bài làm văn số 2 

Soạn bài “Việt Bắc” (Trích – Tiếp theo): Phần hai –Tác phẩm 

Soạn bài Phát biểu theo chủ đề 

1 5704 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: