Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) lp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 3,752 04/03/2022
Tải về


Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) (ngắn nhất)

Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Bố cục:

- Phần I (42 câu đầu): Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của thời gian.

- Phần II (47 câu cuối): Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”.

Soạn bài “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Tác giả đã cảm nhận về đất nước trên các phương diện:

- Cội nguồn đất nước : “Khi ta lớn lên”- “Đất nước đã có rồi”

- Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử - văn hoá :

+ Đất nước được cảm nhận gắn liền với nền văn hoá lâu đời của dân tộc: Câu chuyện cổ tích, ca dao; Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc;

+ Đất nước lớn lên với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, gắn với hình ảnh cây tre - biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc; “cái kèo, cái cột, hạt gạo” là biểu tượng cho cuộc sống giản dị, gắn liền với nền văn minh lúa nước.

+ Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình thuỷ chung (Gừng cay, muối mặn)

=> ĐN gắn liền với nền văn hóa lâu đời. ĐN gần gũi thân thương gắn bó với đời sống con người Việt Nam

- Sự cảm nhận đất nước ở phương diện chiều sâu của không gian:

+ Không  gian gần gũi ( sinh hoạt, học tập và làm việc ...; Nơi anh  đến trường,... nơi em tắm)

+ Tình yêu đôi lứa: kỉ niệm hò hẹn, nhớ nhung “..đánh rơi chiếc khăn… nhớ thầm”

+ Đất nước còn là không gian rộng lớn, tráng lệ hùng vĩ của núi cao, biển cả. (Thiên nhiên:Núi sông, rừng biển hùng vĩ, tráng lệ “hòn núi bạc,.. Nước, ..biển khơi)

+ Không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ “..nơi dân mình đoàn tụ”

=> ĐN là những gì gần gũi thân quen gắn bó với cuộc sống mỗi người lại vừa mênh mông rộng lớn.

- Sự cảm nhận ĐN ở phương diện chiều dài thời gian : ĐN được cảm nhận từ quá khứ  với huyền thoại “ Lạc Long Quân và Âu Cơ” cho đến hiện tại với những con người không bao giờ quên nguồn cội dân tộc, truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ Tổ .

- Suy ngẫm của tác giả về trách nhiệm của thế hệ mình với ĐN : phải biết hi sinh để bảo vệ đất nước.

=> Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng sâu xa , lớn lao vừa gần gũi thân thiết với sự sống mỗi người. Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.

Câu 3 (trang 122 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về đất nước:

- Đất nước do nhân dân sáng tạo ra :

+ Tác giả cảm nhận đất nước qua những địa danh thắng cảnh gắn với cuộc sống tính cách số phận của nhân dân (Từ không gian địa lí)

+ Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (núi Vọng Phu, hòn trống mái)

+ Sức mạnh bất khuất (Chuyện Thánh Gióng) : Gót ngựa Thánh Gióngà  Ao đầm để lại

+ Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất Tổ Hùng Vương): Chin mươi chín  con voi àdựng đất tổ Hùng Vương

+ Truyền thống hiếu học (Cách cảm nhận về núi Bút non nghiêng)

+ Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà , dòng sông)

=> ĐN hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát:

“ Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi … Những cuộc đời đã hoá núi sông ta.”

Theo tác giả: Những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh.

- Đất nước là do nhân dân chiến đấu và bảo vệ : Nhìn vào bốn nghìn năm ĐN mà nhấn mạnh đến những con người vô danh (Từ thời gian lịch sử)

- Đất nước là do nhân dân gìn giữ và lưu truyền: Nhân dân đã gìn giữ và lưu truyền cho thế hệ sau mọi giá trị tinh thần và vật chất =>  Nhân dân chính là người làm nên đất nước

=> Đất nước là của nhân dân, của ca dao thần thoại => Đây là một định nghĩa giản dị mà độc đáo.

Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Nghệ thuật biểu đạt:

- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.

- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.

- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Soạn bài Luật thơ (Tiếp theo)

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm 

Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học 

Soạn bài Đọc thêm: Dọn về làng (Nông Quốc Chấn)

1 3,752 04/03/2022
Tải về