Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 3764 lượt xem
Tải về


Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) (ngắn nhất)

Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản:

Câu 1 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Hình ảnh có tính biểu tượng:

- “Tiếng đàn bọt nước”; “Áo choàng đỏ gắt” -> gợi không gian đậm chất văn hoá Tây Ban Nha

=> Khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca >< nền chính trị độc tài TBN.

=> Khát vọng cách tân nghệ thuật >< nền nghệ thuật già nua TBN.

- “Vầng trăng chếnh choáng”, “Trên yên ngựa mỏi mòn”:

=> Người nghệ sĩ - chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ độc tài.

- “Áo choàng bê bết đỏ, tiếng đàn nâu, tiếng đàn xanh, tiếng đàn tròn bọt nước vỡ tan,..”: Cái chết bất ngờ với Lor-ca;

- ‘Lor-ca bơi sang ngang, ném lá bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên”: ý nghĩa tượng trưng  cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự với những ràng buộc và hệ luỵ trần gian.

=> Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor- ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước TBN đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.

Soạn bài Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Câu thơ:“không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang”:

→ Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang - Cái đẹp không thể huỷ diệt, sẽ sống truyền lan giản dị mà kiên cường.

Câu 3 (trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Ý nghĩa ẩn dụ của tiếng đàn trong bài thơ:

- Biểu tượng cho tài năng nghệ thuật của Lorca; tình yêu con người, khát vọng Lorca hằng theo đuổi=> Cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào huỷ diệt được.

- Tiếng đàn xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: tiếng đàn bọt nước, tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi- ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi- ta ròng ròng, tiếng đàn như cỏ mọc hoang

- Tiếng đàn được thể hiện với nhiều cung bậc khác nhau, sự biến hóa nhiều trạng thái: vui tươi, âm thanh chia cắt, tan vỡ, khi âm thanh của cái chết, giai điệu tình yêu

- Tiếng đàn ghi ta là sự hài hòa nhiều trạng thái cảm xúc:

+ Cảm xúc của Lor-ca gửi gắm trong tiếng đàn

+ Cuộc đời Lor-ca như tiếng đàn ghi ta, âm thanh, cung bậc lúc hùng tráng, mạnh mẽ, khi lại trầm lặng, buồn bã

+ Âm thanh tiếng đàn biểu tượng của cảm xúc mãnh liệt của tác giả: niềm tiếc thương đau đớn, sự ngưỡng mộ hài hòa trước thân phận của Lor-ca

Phần luyện tập

(trang 166 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)

Hình ảnh Lor-ca được thể hiện qua bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”:

- Một nghệ sĩ tự do và cô đơn.

- Một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.

- Một tâm hồn bất diệt.

=> Hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính, tài hoa - sống chết và bất tử với đất nước mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Đọc thêm: Bác ơi! (Tố Hữu)

Soạn bài Đọc thêm: Tự do (P.Ê-luy-a)

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận 

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học 

Soạn bài Trả bài làm văn số 3 

1 3764 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: