Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích) | Ngắn nhất Soạn văn 12

Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích) lớp 12 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 12 một cách dễ dàng.

1 1506 lượt xem
Tải về


Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích) (ngắn nhất)

Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích) ngắn gọn:

Phần đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 192 sgk Ngữ văn Tập 1):

Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà:

- Tác phẩm là là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc.

- Tác giả đã trực tiếp ngồi trên máy bay “bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần”; “ngồi thuyền” trên quãng sông ấy.

- Sông Đà được miêu tả chi tiết từ đá bờ sông, đá lòng sông, thác nước, xoáy nước, trận địa đá đến cảnh vật hai bên bờ sông Đà. Người lái đò sông Đà cũng được miêu tả kĩ từ diện mạo đến tính cách, tâm hồn.

Soạn bài Người lái đò Sông Đà (trích) | Ngắn nhất Soạn văn 12 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ văn Tập 1):

* Hình tượng con sông Đà hung bạo:

- Quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng để khắc họa sự hung bạo trên nhiều dạng vẻ:

+ Trong phạm vi 1 lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng.

+ Trong khung cảnh mênh mông hàng cây số của một thế giới đầy gió gùn ghè, đá giăng đến chân trời và sóng bọt tung trắng xóa đòi nợ xuýt( từ độc đáo)

+ Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu.

+ Những trùng vi thạch trận sẵn sàng nuốt chết con thuyền và người lái.

+ Âm thanh luôn thay đổi: oán trách nỉ non à khiêu khích, chế nhạo à rống lên.

- Vận dụng ngôn ngữ , kiến  thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ.

+ Hình dung một cảnh tượng rất đỗi hoang sơ bằng cách liên tưởng đến hình ảnh của chốn thị thành, có hè phố, có khung cửa sổ trên “cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.

+ Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát: nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc; ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. ( âm thanh-âm nhạc độc đáo)

+ Lấy hình ảnh “ô tô sang số nhấn ga” trên “quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” để ví von với cách chèo thuyền …

+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nướcà cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày. ( ngôn ngữ điện ảnh)

+ Dùng lửa để tả nước.

=> Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước.

=> Bậc kì tài trong lĩnh vực sử dụng ngôn từ (sự phá cách mà ngoại trừ các tay bút thực sự tài hoa, không ai làm nổi).

Câu 3 (trang 192 sgk Ngữ văn Tập 1):

Cách viết của nhà văn đã thay đổi khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình:

- Viết những câu văn mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình,...

- Dụng công tạo ra một không khí mơ màng, khiến người đọc có cảm giác như được lạc vào một thế giới kì ảo.

+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại.

+ Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”

+ Mũi thuyền lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ.

+ Con hươu thơ ngộ trên áng cỏ sương như biết cất lên câu hỏi không lời.

+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử, phảng phất nỗi niềm cổ tích.

=> Sự tài hoa đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút.

=> Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây.

Câu 4 (trang 192 sgk Ngữ văn Tập 1):

* Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ:

- Là người từng trải, giàu kinh nghiệm, giàu hiểu biết, thành thạo, gắn bó với nghề lái đò: “Trên sông Đà ông xuôi ngược hơn một trăm lần”, “nhớ tỉ mỉ …tất cả những luồng nước”. “Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc”.

- Là người mưu trí, dũng cảm, bản lĩnh, tài hoa - người nghệ sĩ trong nghệ thuật lái đò:

Trùng vi thạch trận thứ 1:

+ Sông Đà: “mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo”, sóng thác đã đánh đến đòn hiểm độc nhất “bóp chặt hạ bộ người lái đò”; có 5 cửa trận, 4 cửa tử, 1 cửa sinh.

=> Ông lái đò: tay lái “không hề nao núng” mà vẫn bình tĩnh giữ vững mái chèo, , “cố nén vết thương,  hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái”, tỉnh táo chỉ huy các bạn chèo lần lượt vượt qua ghềnh thác như phá “trận đồ bát quái”.

=> Ở vòng vây thứ 1, ông lái đò hiện ra như một vị tướng tài ba, quả cảm, bản lĩnh.

Trùng vi thạch trận thứ 2:

+ Trận địa đá sông Đà, tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lệch qua phía bờ hữu ngạn.

=> Ông lái “đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, chủ động trong mọi tình huống: Lúc ông cưỡi lên con thác, nắm lấy bờm sóng mà phóng nhanh qua thác

Trùng vi thạch trận thứ 3:

+ Sông Đà tinh vi, xảo quyệt hơn “bên phải, bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa ngọn đá hậu vệ”.

=> Ông lái đò chỉ huy các bạn chèo rảo bơi chèo đưa con thuyền “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”,  “như một mũi tên trẻ xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”, bỏ lại những luồng tử sau thuyền.

=> Ông lái đò đã trở thành một người nghệ sĩ tài hoa bởi trình độ chèo lái đã đạt đến mức tài hoa nghệ thuật.

- Là người khiêm nhường, giản dị: Sau khi chiến thắng, ông đò coi việc vượt thác dữ là chuyện hàng ngày, chuyện bình thường.  Khi vượt qua gian nguy , “sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ “sông nước lại thanh bình

* Trong con mắt của Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới xứng đáng là vàng mười của đất nước ta vì:

- Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười à trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.

- Con người được ví với khối vàng mười quý giá lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.

- Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của Con Người.

Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ văn Tập 1):

- Câu văn “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

- Cách sử dụng ngôn ngữ: Ngôn ngữ chọn lọc; đa số là thanh Bằng ( B)

=> Gợi vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của dòng sông, tràn đầy sức sống của một thiếu nữ đang độ xuân thì, vừa kiều diễm, vừa hoang dại, man sơ. Qua đó, tác giả thể hiện cái nhìn yêu mến tha thiết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 193 sgk Ngữ văn Tập 1):

Tìm đọc trọn vẹn tùy bút Người lái đò Sông Đà

Câu 2 (trang 193 sgk Ngữ văn Tập 1):

Cảm nhận về đoạn văn: “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình…mỗi độ thu về”

* Phân tích:

- Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người thiếu nữ “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. 

+ Vừa mới đây thôi sông Đà còn là nơi hội tụ của những dữ dằn, hung bạo; vậy mà trong chốc lát sóng nước đã xèo xèo tan trong trí nhớ để hiện hình trước mắt người đọc trong một dáng vẻ hoàn toàn khác lạ.

+ Mái tóc tuôn tài tuôn dài tưởng chừng như bất tận, nó trập trùng ẩn hiện giữa mây trời Tây Bắc, nó bồng bềnh uốn lượn quanh co thướt tha duyên dáng… Mái tóc ấy như đang ôm lấy dáng hình thanh tân trẻ trung gợi cảm đầy sức sống của người thiếu nữ Tây Bắc. 

+ Màu trắng tinh khiết của hoa ban, màu đỏ rực rỡ của hoa gạo điểm vào suối tóc ấy khiến nó thêm phần kiều diễm làm say lòng người. Tác giả dùng lối đảo trật tự câu “bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai” để nhấn mạnh thêm sức sống tràn căng của thiên nhiên Tây Bắc vào thời điểm giữa mùa xuân, tô điểm thêm cho vẻ đẹp của suối tóc Sông Đà.

+ Hình ảnh “cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” đã tạo nên cái sương khói hư ảo như ẩn giấu đi gương mặt đẹp bí ẩn của người thiếu nữ càng làm tăng thêm sức hấp dẫn…

- Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau, tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể:

+ Mùa xuân, nước sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh, khác với màu xanh canh hến của nước sông Gâm, sông Lô.

+ Mùa thu, nước sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ”, như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, như màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội. Dường như nhà văn không phải đang miêu tả một dòng sông mà miêu tả diện mạo một con người trong sự biến thiên của cuộc đời.

sắc nước tuy biến ảo linh hoạt theo mùa, nhưng đều là thứ màu sắc gợi cảm, đầy ấn tượng.

sông Đà mang gương mặt, dáng vóc và nhan sắc của một mĩ nhân, có sức gợi cảm, cuốn hút đến vô cùng.

* Nhận xét những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân:

- Đoạn trích đã cho thấy công phu lao động nghệ thuật nghiêm túc, khó nhọc của nhà văn. Nguyễn Tuân đã phải dành nhiều tâm huyết và công sức để làm hiện lên những vẻ đẹp và sắc thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc.

- Nhà văn đã huy động tối đa các giác quan thị giác, xúc giác, thính giác và vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực để tái hiện hình ảnh sông Đà gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc

- Nhà văn cũng đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ trong việc tái tạo những kì công của tạo hóa.

* Đánh giá chung:

- Nhân vật Sông Đà dưới ngòi bút sáng tạo của nhà văn lấp lánh hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình. Lúc hung bạo, con sông “mang diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” của con người. Lúc trữ tình, dòng chảy ấy lại tràn đầy, sóng sánh chất thơ, là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa, trở một “mĩ nhân” đầy gợi cảm và hấp dẫn. Qua đây tác giả cũng kín đáo thể hiện tình cảm yêu nước tha thiết và niềm say mê, tự hào với thiên nhiên của quê hương xứ sở mình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

Soạn bài Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên)

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận 

Soạn bài Ôn tập phần Văn học 

1 1506 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: