Giải Toán 7 trang 73 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Toán lớp 7 trang 73 Tập 2 trong Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 trang 73 Tập 2.

1 469 18/01/2023


Giải Toán 7 trang 73 Tập 2

Khởi động trang 73 Toán 7 Tập 2:

Đặt đầu bút chì ở điểm nào của tam giác thì ta có thể giữ tấm bìa thăng bằng?

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên như sau:

Để giữ được tấm bìa thăng bằng thì ta đặt đầu bút chì tại trọng tâm của tam giác.

Khám phá 1 trang 73 Toán 7 Tập 2:

Vẽ tam giác ABC, xác định trung điểm D của cạnh BC và vẽ đoạn thẳng nối hai điểm A và D.

Lời giải:

Cách vẽ:

– Vẽ tam giác ABC bất kỳ.

– Lấy trung điểm D của cạnh BC.

– Nối A và D ta được đoạn thẳng AD.

Ta có hình vẽ sau:

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

Thực hành 1 trang 73 Toán 7 Tập 2:

Em hãy vẽ tiếp các đường trung tuyến còn lại của tam giác ABC (Hình 1).

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

Lời giải:

Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AC và AB.

Nối BE và CF ta được hai đường trung tuyến còn lại của tam giác ABC.

Ta có hình vẽ sau:

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

Vận dụng 1 trang 73 Toán 7 Tập 2:

a) Vẽ đường trung tuyến DH của tam giác DEF (Hình 2).

b) Vẽ đường trung tuyến MK của tam giác vuông MNP (Hình 3).

c) Vẽ tam giác nhọn IJK và tất cả các đường trung tuyến của nó.

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

Lời giải:

a) Vì DH là đường trung tuyến của tam giác DEF nên H là trung điểm của EF.

Ta có hình vẽ sau:

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

b) Vì MK là đường trung tuyến của tam giác MNP nên K là trung điểm của NP.

Ta có hình vẽ sau:

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1) 

c) Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh JK, KI, IJ.

Nối ID, JE, KF ta được ba đường trung tuyến của tam giác IJK.

Ta có hình vẽ sau:

Giải Toán 7 Bài 7 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: 

Giải Toán 7 trang 73 Tập 2

Giải Toán 7 trang 74 Tập 2

Giải Toán 7 trang 75 Tập 2

Giải Toán 7 trang 76 Tập 2

1 469 18/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: