Lý thuyết Ôn tập chương 4 (mới 2024 + Bài Tập) - Toán 9
Lý thuyết Ôn tập chương 4 lớp 9 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Bài Ôn tập chương 4.
Lý thuyết Toán 9 Ôn tập chương 4
Bài giảng Toán 9 Ôn tập chương 4
A. Lý thuyết
1. Hình trụ
a) Định nghĩa
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh AB cố định, ta được một hình trụ.
- Hai hình tròn (A) và (B) bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song được gọi là hai đáy của hình trụ.
- Đường thẳng AB được gọi là trục của hình trụ.
- Mỗi vị trí của CD được gọi là một đường sinh. Các đường sinh vuông góc với hai mặt phẳng đáy. Độ dài của đường sinh là chiều cao của hình trụ.
b) Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng
- Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy, thì phần mặt phẳng nằm trong hình trụ (mặt cắt – thiết diện) là một hình tròn bằng hình tròn đáy.
c) Công thức diện tích và thể tích hình trụ
Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h.
- Diện tích xung quanh: Sxq = 2πRh.
- Diện tích toàn phần: Stp = 2πRh + 2πR2.
- Thể tích: V = πR2h.
2. Hình nón
a) Định nghĩa
Khi quay tam giác vuông AOC một vòng quanh cạnh OA cố định thì được một hình nón.
- Điểm A được gọi đỉnh của hình nón.
- Hình tròn (O) được gọi là đáy của hình nón.
- Mỗi vị trí của AC được gọi là một đường sinh của hình nón.
- Đoạn AO được gọi là đường cao của hình nón.
b) Công thức tính diện tích và thể tích của hình nón
Đặt AC = l; l là đường sinh.
Cho hình nón có bán kính đáy R và đường sinh l, chiều cao h.
- Diện tích xung quanh: Sxq = πRl.
- Diện tích toàn phần: Stp = πRl + πR2.
- Thể tích: .
3. Hình nón cụt
a) Định nghĩa
Khi cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần hình nón nằm giữa mặt phẳng nói trên và mặt phẳng đáy được gọi là một hình nón cụt.
- Hai hình tròn (O) và (O') được gọi là hai đáy.
- Đoạn OO' được gọi là trục. Độ dài OO' là chiều cao.
- Đoạn AC được gọi là đường sinh.
b) Công thức tính diện tích và thể tích hình nón cụt
Cho hình nón cụt có các bán kính đáy R và r, chiều cao h, đường sinh l.
- Diện tích xung quanh: Sxq = π (R + r) l.
- Thể tích: .
4. Hình cầu
a) Định nghĩa
Khi quay nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định thì được một hình cầu.
- Nửa đường tròn trong phép quay nói trên tạo thành một mặt cầu.
- Điểm O được gọi tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó.
b) Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng
Khi cắt hình cầu bởi một mặt phẳng ta được một hình tròn.
Khi cắt mặt cầu bán kính R bởi một mặt phẳng ta được một đường tròn:
- Đường tròn đó có bán kính R nếu mặt phẳng đi qua tâm (gọi là đường tròn lớn).
- Đường tròn đó có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm.
c) Công thức tính diện tích và thể tích hình cầu
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Cho hình trụ có bán kính đáy R =12 cm và diện tích toàn phần 672 cm2. Tính chiều cao của hình trụ.
Lời giải:
Diện tích toàn phần của hình trụ là: 24πh + 2π . 122 = 672 π
Vậy chiều cao của hình trụ là 16 cm.
Bài 2. Cho hình trụ bị cắt bỏ một phần OABB’A’O’ như hình vẽ. Tính thể tích phần còn lại.
Lời giải:
Phần hình trụ bị cắt đi chiếm (hình trụ)
Thể tích phần còn lại là: V = = 187,5π (cm3).
Vậy thể tích phần còn lại là 187,5π cm3.
Bài 3. Một trục lăn có dạng hình trụ nằm ngang (như hình vẽ), hình trụ có diện tích một đáy S = 25π cm2 và chiều cao h = 10 cm. Nếu trục lăn đủ 12 vòng thì diện tích tạo trên sân phẳng là bao nhiêu?
Lời giải:
Bán kính R của đường tròn đáy là πR2 = 25π R = 5 cm.
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Sxq = 2πRh = 2π . 5 . 10 = 100 (cm2)
Vì trục lăn 12 vòng nên diện tích tạo trên sân phẳng là:
12 . 100π = 1200π (cm2)
Vậy nếu trục lăn đủ 12 vòng thì diện tích tạo trên sân phẳng là 1200π cm2.
Bài 4. Mặt cắt chứa trục của một hình nón là một tam giác đều có diện tích cm2. Tính thể tích của hình nón đó.
Lời giải:
Gọi mặt cắt là tam giác đều ABC, đáy của hình nón có tâm là O.
Ta đặt AB = AC = BC = a thì bán kính đáy hình nón là và chiều cao của hình nón là .
Vì diện tích của tam giác đều là cm2 nên ta có:
Do đó bán kính đáy là R = 3 cm và chiều cao hình nón là:
(cm)
Thể tích của hình nón là:
(cm3)
Vậy thể tích của hình nón là: cm3.
Bài 5. Một hình nón cụt có các bán kính đáy là 21 cm và 49 cm. Biết diện tích xung quanh của nó là 3710π cm2. Tính thể tích của hình nón cụt.
Lời giải:
Gọi mặt cắt chứa trục của hình nón cụt là hình thang cân ABCD.
Trong mặt phẳng này vẽ .
Ta đặt O’B= R1, OC = R2, OO’ = h và BC = 1.
Ta có: BH = OO’ = h; HC = R2 – R1 = 49 – 21 = 28 (cm).
Vì diện tích xung quanh của hình nón cụt là 3710π cm2 nên:
π(R1 +R2)l = 3710π
Suy ra: (cm)
Xét ∆BHC vuông tại H, ta có:
Thể tích của hình nón cụt là:
Vậy thể tích của hình nón cụt là 58 065π cm3.
Bài 6. Một chao đèn có dạng mặt xung quanh của một hình nón cụt. Các bán kính đáy lần lượt là R1 = 5 cm, R2 = 13 cm. Biết diện tích xung quanh của chao đèn là 306π cm2. Tính chiều cao của chao đèn.
Lời giải:
Gọi mặt cắt chứa trục của chao đèn là hình thang cân ABCD.
Chiều cao OO’ = h và đường sinh BC = l.
Vì diện tích xung quanh của chao đèn là 306π cm2 nên ta có:
π(R1 + R2)l = 306 π
π(5 + 13)l = 306 π
l = 17 (cm)
Trong mặt phẳng ABCD ta vẽ .
Ta có BH = OO’ = h; OH = O’B = R1.
Do đó HC = R2 – R1 = 8 (cm).
Xét ∆BHC vuông tại H, ta có:
(cm)
Vậy chiều cao của chao đèn là 15 cm.
Bài 7. Hai hình cầu có hiệu các bán kính bằng 3 cm và hiệu các thể tích bằng 1332π cm3. Tính hiệu các diện tích của hai mặt cầu.
Lời giải:
Gọi bán kính của hình cầu lớn là R và bán kính của hình cầu nhỏ là r.
Ta có R – r = 3 hay R = r + 3.
Nên:
Do đó (r + 3)3 – r3 = 999 r2 + 3r – 108 = 0.
Giải ra được r1 = –12 (loại), r2 = 9 (chọn).
Do đó bán kính hình cầu nhỏ là 9 cm, bán kính hình cầu lớn là 12 cm.
Diện tích mặt cầu lớn là:
S1 = 4πR2 = 4π . 122 = 576π (cm2).
Diện tích mặt cầu nhỏ là:
S2 = 4πr2 = 4π . 92 = 324π (cm2).
Hiệu diện tích hai mặt cầu là:
S = S1 – S2 = 576π – 324π = 252π (cm2)
Vậy hiệu diện tích hai mặt cầu là 252π cm2.
Bài 8. Một hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy của một hình nón. Biết đường sinh của hình nón bằng 12 cm và diện tích xung quanh của hình nón bằng diện tích mặt cầu. Tính thể tích hình cầu.
Lời giải:
Gọi bán kính hình cầu cũng như bán kính đáy hình nón là R.
Diện tích xung quanh hình nón là: πRl = 12πR.
Diện tích mặt cầu là: 4πR2.
Vì diện tích xung quanh hình nón bằng diện tích mặt cầu nên:
12πR = 4πR2 R = 3 (cm).
Thể tích hình cầu là: (cm3).
Vậy thể tích hình cầu là 36π cm3.
Bài 9. Cho một hình cầu nội tiếp một hình trụ. Chứng minh rằng:
a) Thể tích hình cầu bằng thể tích hình trụ;
b) Diện tích mặt cầu bằng diện tích toàn phần hình trụ.
Lời giải:
Gọi bán kính hình cầu là R thì bán kính đáy hình trụ là R và chiều cao hình trụ là 2R.
Vậy thể tích hình cầu bằng thể tích hình trụ.
b) Diện tích mặt cầu là: S1 = 4πR2.
Diện tích hình trụ là: S2 = 2πR(h + R) = 2πR(2R + R) = 6πR2.
Ta có: .
Vậy diện tích mặt cầu bằng diện tích toàn phần hình trụ.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Lý thuyết Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
Lý thuyết Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9