Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung (mới 2024 + Bài Tập) - Toán 9

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung lớp 9 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung.

1 5,257 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung

Bài giảng Toán 9 Bài 1: Góc ở tâm. Số đo cung

A. Lý thuyết

1. Góc ở tâm

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

• Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm, do đó chia đường tròn thành hai cung.

+ Cung nhỏ: cung nằm bên trong góc (với góc α (0 < α < 180°)).

+ Cung lớn: Cung nằm bên ngoài góc.

• Cung AB được kí hiệu là AB. Để phân biệt hai cung có chung các mút là A và B như hình vẽ (0 < α < 180°), ta kí hiệu: AmB, AnB

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Trong đó: AnB là cung nhỏ, AmB là cung lớn.

Với α = 180° thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

• Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn.

Khi đó, AnB là cung bị chắn bởi góc AOB hay góc AOB chắn cung nhỏ AnB.

2. Số đo cung

Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.

Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360° và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).

Số đo của nửa đường tròn bằng 180°.

Số đo của cung AB được kí hiệu là sđ AB.

Ví dụ 1. Cho góc α = 80° là góc ở tâm O như hình vẽ. Tính số đo cung lớn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lời giải:

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

- Chú ý:

+ Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 180°.

+ Cung lớn có số đo lớn hơn 180°.

+ Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có “cung không” với số đo là 0° và cung cả đường tròn có số đo là 360°.

3. So sánh hai cung

• Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng số đo bằng nhau.

• Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Ví dụ 2. Cho đường tròn (O) như hình vẽ.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ta thấy hai cung AmBCnD có số đo bằng nhau và đều bằng 60o.

Khi đó, hai cung AmBCnD bằng nhau.

- Kí hiệu: Hai cung AB và CD bằng nhau được kí hiệu là AB=CD.

Ví dụ 3. Cho đường tròn (I) như hình vẽ.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ta thấy hai cung EmFGnH có số đo nhỏ hơn (45o < 75o).

Khi đó, EmF nhỏ hơn GnH.

- Kí hiệu: Cung EF nhỏ hơn cung GH được kí hiệu là EF>GH.

Ta có thể gọi cung GH lớn hơn cung EF và kí hiệu là GH<EF.

4. Khi nào Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1) ?

Định lí: Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ví dụ 4. Điểm C nằm trên cung nhỏ AB như hình vẽ.

Chứng minh: Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có điểm C nằm trên cung nhỏ AB.

Khi đó, điểm C chia cung nhỏ AB thành hai cung nhỏ AC và BC.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho đường tròn (O; R). Trên đường tròn đó lấy hai điểm A và B sao cho AB=R2. Tính số đo của hai cung AB.

Lời giải:

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Đặt cung nhỏ AB là AmB và cung lớn AB là AnB.

Hai điểm A và B nằm trên đường tròn (O; R) nên OA = OB = R

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Nên ΔABC vuông tại A (theo định lý Py – ta – go đảo).

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Vậy số đo cung nhỏ và cung lớn AB lần lượt là 90o và 270o.

Bài 2. Cho hai đường tròn đồng tâm (O; R) và O;  R32. Trên đường tròn nhỏ lấy một điểm M. Tiếp tuyến tại M của đường tròn nhỏ cắt đường tròn lớn tại A và B. Tia OM cắt đường tròn lớn tại C. Chứng minh rằng CA=CB.

Lời giải:

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Tiếp tuyến tại M của đường tròn nhỏ cắt đường tròn lớn tại A và B hay AM là tiếp tuyến của đường tròn O;  R32 nên OMAB.

Do đó OM là đường cao của ΔOAB.

Mặt khác, ΔOAB có OA = OB = R nên ΔOAB cân tại O.

Xét ΔOAB cân tại O có OM là đường cao nên OM cũng là đường phân giác hay AOM^=BOM^

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Liên hệ giữa cung và dây

Lý thuyết Góc nội tiếp

Lý thuyết Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung

Lý thuyết Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn

Lý thuyết Cung chứa góc

1 5,257 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: