Lý thuyết Ôn tập chương 1 (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9
Lý thuyết Ôn tập chương 1 lớp 9 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Ôn tập chương 1.
A. Lý thuyết
1. Hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền
Định lí 1. Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.
Ví dụ 1. Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
Khi đó, BH và CH lần lượt là hình chiếu của AB và AC trên BC.
Ta có: AB2 = BC . BH; AC2 = BC . HC.
Định lí 2. Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
Ví dụ 2. Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
Khi đó, BH và CH lần lượt là hình chiếu của AB và AC trên BC.
Ta có: AH2 = BH . HC.
Định lí 3. Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.
Ví dụ 3. Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
Khi đó, BH và CH lần lượt là hình chiếu của AB và AC trên BC.
Ta có: AB . AC = BC . AH.
Định lí 4. Trong một tam giác vuông, nghịch đảo của bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo của bình phương hai cạnh góc vuông.
Ví dụ 4. Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
Khi đó, BH và CH lần lượt là hình chiếu của AB và AC trên BC.
3. Khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh huyền được gọi là sin của góc α, kí hiệu là sin α.
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh huyền được gọi là côsin của góc α, kí hiệu là cos α.
+ Tỉ số giữa cạnh đối và cạnh kề được gọi là tang của góc α, kí hiệu là tan α.
+ Tỉ số giữa cạnh kề và cạnh đối được gọi là côtang của góc α, kí hiệu là cot α.
Ví dụ 1. Cho tam giác ABC có .
Nhận xét: Nếu α là một góc nhọn thì:
0 < sin α < 1; 0 < cos α < 1; tan α > 0; cot α > 0.
Ví dụ 2. Cho tam giác ABC có
Chú ý: Nếu hai góc nhọn α và β có sin α = sin β (hoặc cos α = cos β, hoặc tan α = tan β, hoặc cot α = cot β) thì α = β vì chúng là hai góc tương ứng của hai tam giác vuông đồng dạng.
Ví dụ 3. Cho tam giác ABC có AB = AC, đường cao AH. MN là đường trung bình của tam giác ABH. Chứng minh .
Lời giải:
Vì AH là đường cao của ∆ABC nên hay (1)
Mà MN là đường trung bình của ∆AMN nên:
+ AB = 2AM; AH = 2AN.
+ MN // BH (2)
Từ (1) và (2) suy ra (tính chất từ vuông góc đến song song).
Định lí. Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.
Ví dụ 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có .
Khi đó, α + β = 90° (trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau).
Ta có: sin α = cos β; cos α = sin β; tan α = cot β; cot α = tan β.
Bảng lượng giác của một số góc đặc biệt:
Ví dụ 5. Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = 16, . Tính độ dài AB.
Lời giải:
Chú ý: Từ nay khi viết các tỉ số lượng giác của một góc nhọn trong tam giác, ta bỏ kí hiệu " ^ " đi.
Ví dụ 6. Góc A là góc nhọn thì ta viết sin A thay cho .
5. Các hệ thức trong tam giác vuông:
Định lí. Trong một tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bằng:
+ Cạnh huyền nhân với sin góc đối hay nhân với côsin góc kề.
+ Cạnh góc vuông kia nhân với tan của góc đối hay nhân với côtang của góc kề.
Ví dụ. Cho tam giác ABC vuông tại A có BC = a, AC = b, AB = c.
Khi đó, a là độ dài cạnh huyền;
b và c là độ dài hai cạnh góc vuông.
Do đó: b = a.sin B = a.cos C; c = a.sin C = a.cos B;
b = c.tan B = c.cot C; c = b.tan C = b.cot C.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Tìm độ dài x, y trong mỗi hình sau:
a)
Lời giải:
a) Tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
Ta có: BH = BC – HC = 16 – 7 = 9 (đvđd).
AB2 = BC . BH = 16 . 9 = 144
Suy ra: AB = 12 (đvđd).
Vậy x = 12 (đvđd).
b) Tam giác MNP vuông tại M, đường cao MK.
Ta có: AH . BC = AB . AC
Suy ra: (đvđd).
Vậy y = 7,2 (đvđd).
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB : BC = 3 : 5 và AB + BC = 16 cm. Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC.
Lời giải:
Theo giả thiết: AB : BC = 3 : 5 nên .
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
.
Do đó AB = 2.3 = 6 (cm); BC = 2.5 = 10 (cm).
Tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Py – ta – go, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
Suy ra AC2 = BC2 − AC2 = 102 − 62 = 64.
Do đó AC = 8 cm.
Vậy độ dài các cạnh của tam giác ABC là: AB = 6 cm; AC = 8 cm; BC = 10 cm.
Bài 3. Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 3 cm, BC = 5 cm. AH là đường cao. Tính độ dài các cạnh AC, AH, BH, CH.
Lời giải:
Áp dụng định lý Py – ta – go vào ∆ABC vuông tại A, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
AC2 = BC2 – AB2 = 52 – 32 = 16
AC = 4 (cm).
Ta có:
Vậy độ dài các cạnh AC = 4 cm, AH = 2,4 cm, BH = 1,8 cm, CH = 3,2 cm.
Bài 4. Cho tam giác ABC vuông tại A có và BC = 12. Tính độ dài cạnh AC.
Lời giải:
Bài 5. Sử dụng định nghĩa các tỉ số lượng giác của một góc nhọn để chứng minh rằng: Với góc nhọn α tùy ý, ta có: sin2 α + cos2 α =1.
Lời giải:
Bài 6. Biết . Tính cos α, tan α và cot α.
Lời giải:
Áp dụng định lý Py-ta-go vào ∆ABC vuông tại A, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
AB2 = BC2 − AC2
AB2 = (5k)2 – (3k)2 = 25k2 – 9k2 = 16k2.
Suy ra: AB = 4k.
Bài 7. Cho tam giác vuông ABC vuông tại A có AB = 3, AC = 7. Hãy giải tam giác vuông ABC.
Lời giải:
Bài 8. Cho tam giác vuông MNP vuông tại M có MP = 2,1; . Hãy giải tam giác vuông MNP.
Lời giải:
Bài 9. Cho tam giác ABC có , , . Tính độ dài BC, và SABC.
Lời giải:
Kẻ .
Trắc nghiệm Toán lớp 9 Bài Ôn tập chương 1
Câu 1: Cho tam giác ABC vuông tại A, có AC = 14, BC = 17. Khi đó tan B bằng:
Đáp án: C
Giải thích:
Xét tam giác ABC vuông tại A, theo định lý Py-ta-go ta có:
AB2 + AC2 = BC2
AB2 = 172 – 142
AB =
Lại có tan B =
Câu 2: Cho hình vẽ sau:
Chọn câu sai.
Đáp án: D
Giải thích:
+ Xét tam giác AHB vuông tại H
có sin B = nên A đúng.
+ Xét tam giác ABC vuông tại A có
cos C = nên B đúng.
+ Xét tam giác ABC vuông tại A
có tan B = nên C đúng.
+ Xét tam giác AHC vuông tại H
có tan C = nên D sai
Câu 3: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần:
cot 70o, tan 33o, cot 55o, tan 28o, cot 40o
A. tan 28o < tan 33o < cot 40o < cot 55o < cot 70o
B. tan 28o < cot 70o < tan 33o < cot 55o < cot 40o
C. cot 70o < tan 28o < tan 33o < cot 55o < cot 40o
D. cot 70o > tan 28o > tan 33o cot 55o >cot 40o
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có: cot70o = tan20o vì 70o + 20o = 90o;
cot 55o = tan35o vì 55o + 35o = 90o;
cot 40o = tan 50o vì 40o + 50o = 90o
Lại có 20o < 28o < 33o < 35o < 50o
Hay tan 20o < tan 28o < tan 33o < tan 35o < tan 50o
Suy ra cot 70o < tan 28o < tan 33o < cot 55o < cot 40o
Câu 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm, BC = 5cm. AH là đường cao. Tính BH, CH, AC và AH.
A. BH = 2cm, CH = 3,2cm, AC = 4cm, AH = 2,4cm
B. BH = 1,8cm; CH = 3,2cm; AC = 4cm; AH = 2,4cm
C. BH = 1,8cm; CH = 3,2cm; AC = 3cm; AH = 2,4cm
D. BH = 1,8cm; CH = 3,2cm; AC = 4cm; AH = 4,2cm
Đáp án: B
Giải thích:
Xét tam giác ABC vuông tại A
+ Theo định lý Pytago ta có AB2 + AC2 = BC2
AC2 = 52 – 32 AC = 4cm
+ Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
AB2 = BH. BC
BH =
Mà BH + CH = BC
CH = BC – BH = 5 – 1,8 = 3,2 cm
Lại có AH. BC = AB.AC
AH = = 2,4cm
Vậy BH = 1,8cm, CH = 3,2cm,
AC = 4cm, AH = 2,4 cm
Câu 5: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 21cm; = 40o, phân giác BD (D thuộc AC). Độ dài phân giác BD là? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
A. 21,3cm
B. 24cm
C. 22,3cm
D. 23,2cm
Đáp án: D
Giải thích:
Câu 6: Cho tam giác ABC vuông tại A, chiều cao AH. Chọn câu sai.
A. AH2 = BH. CH
B. AB2 = BH. BC
C.
D. AH. AB = BC. AC
Đáp án: D
Giải thích:
Ta thấy AH. BC = AB. AC nên D sai
Câu 7: Giá trị biểu thức sin4 + cos4 + 2 sin2. cos2 là?
A. 1
B. 2
C. 4
D. −1
Đáp án: A
Giải thích:
Câu 8: Cho là hai góc nhọn bất kì . Chọn câu đúng.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 9: Cạnh bên của tam giác ABC cân tại A dài 20cm, góc ở đáy là 50o. Độ dài cạnh đáy của tam giác cân là? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
A. 25cm
B. 25,7cm
C. 26cm
D. 12,9cm
Đáp án: B
Giải thích:
Kẻ AHBC tại H. Suy ra H là trung điểm BC (do tam giác ABC cân tại A có AH vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến)
Câu 10: Cho hình vẽ, tìm x.
A. x = 0,75
B. x = 4,5
C. x = 4
D. x = 4
Đáp án: B
Giải thích:
Đặt tên như hình vẽ trên.
Tam giác MNP vuông tại M có MHNP
Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
MN2 = NH. NP
62 = x.8 x = 36 : 8 = 4,5
Vậy x = 4,5
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9