Lý thuyết Căn bậc hai (mới 2024 + Bài Tập) - Toán 9

Lý thuyết Căn bậc hai lớp 9 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Bài 1: Căn bậc hai.

1 7366 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Toán 9 Bài 1: Căn bậc hai

A. Lý thuyết

1. Căn bậc hai

a. Khái niệm: Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a.

Ví dụ 1. Số 16 là số không âm, căn bậc hai của 16 là số x sao cho x2 = 16.

Do đó căn bậc hai của 16 là 4 và −4.

b. Tính chất:

- Số âm không có căn bậc hai.

- Số 0 có đúng một căn bậc hai đó chính là số 0, ta viết 0=0.

- Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau; số dương ký hiệu là a , số âm ký hiệu là a.

Ví dụ 2.

- Số −12 là số âm nên không có căn bậc hai.

- Số 64 có hai căn bậc hai là 8−8.

- Số 15 có hai căn bậc hai là 15 -15 .

2. Căn bậc hai số học

a. Định nghĩa: Với số dương a, số a được gọi là căn bậc hai số học của a. Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.

Ví dụ 3. Căn bậc hai số học của 36 là 36 (= 4).

- Căn bậc hai số học của 7 là 7.

Chú ý. Với a ≥ 0, ta có:

Nếu x=a thì x ≥ 0 và x2 = a;

Nếu x ≥ 0 và x2 = a thì x=a.

- Ta viết x=ax0,x2=a.

Ví dụ 4. Tìm căn bậc hai số học của các số sau đây: 25; 81; 225; 324.

Lời giải:

Ta có:

25=5 vì 5 > 0 và 52 = 25;

81=9 vì 9 > 0 và 92 = 81;

225=15 vì 15 > 0 và 152 = 225;

324=18 vì 18 > 0 và 182 = 324.

b. Phép khai phương:

- Phép khai phương là phép toán tìm căn bậc hai số học của số không âm (gọi tắt là khai phương).

- Khi biết một căn bậc hai số học của một số, ta dễ dàng xác định được các căn bậc hai của nó.

Ví dụ 5.

- Căn bậc hai số học của 9 là 3 nên 9 có hai căn bậc hai là 3 và −3.

- Căn bậc hai số học cuả 256 là 16 nên 256 có hai căn bậc hai là 16 và −16.

3. So sánh các căn bậc hai số học

Định lí. Với hai số a và b không âm, ta có: a<ba<b.

Ví dụ 6. So sánh:

a) 3 và 11;

b) 5 và 15.

Lời giải:

a) Vì 9 < 11 nên 9<11.

Vậy 3<11.

b) Vì 25 > 15 nên 25>15.

Vậy 5>15.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau rồi suy ra căn bậc hai của chúng:

25; 196; 289; 484.

Lời giải:

- Căn bậc hai số học của 255 nên 25 có hai căn bậc hai là 5 và −5;

- Căn bậc hai số học cuả 196 là 14 nên 196 có hai căn bậc hai là 14 và −14;

- Căn bậc hai số học của 28917 nên 289 có hai căn bậc hai là 17 và −17;

- Căn bậc hai số học cuả 48422 nên 484 có hai căn bậc hai là 22 và −22.

Bài 2. So sánh:

a) 426;

b) 831.

Lời giải:

a) Vì 16 < 26 nên 16<26.

Vậy 4<26.

b) Vì 64 > 31 nên 64>31.

Vậy 8>31.

Bài 3. Tìm số x không âm, biết:

a) x=18;

b) 3x=24;

c) x<5;

d) 2x<6.

Lời giải:

a) x=18

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:

x = 182

x = 324.

Vậy x = 324.

b) 3x=24

x=8

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:

x = 82

x = 64.

Vậy x = 64.

c) x<5

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được: x < 5.

Vậy 0 ≤ x < 5.

d) 2x<6

Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:

2x < 36

x < 18.

Vậy 0 ≤ x < 18.

Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1: Căn bậc hai

Câu 1: Cho số thực a > 0.

Căn bậc hai số học của a là x khi và chỉ khi

A. x=a

B. x=a

C. a2=xx0

D. x2=ax0

Đáp án: D

Giải thích:

Với số dương a, số x được gọi là căn bậc hai số học của a khi và chỉ khi:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 2)

Câu 2: Số nào sau đây là căn bậc hai số học của số a = 2,25

A. – 1,5 và 1,5

B. 1,25

C. 1,5

D. – 1,5

Đáp án: C

Giải thích:

Căn bậc hai số học của a = 2,25 là 2,25=1,5

Câu 3: Tìm các số x không âm thỏa mãn: 5x<10

A. 0x<20

B. x < 20

C. x > 0

D. x < 2

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 3)

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai:

A. A2=A khi A0

B. A2=A khi A < 0

C. A<B0A<B

D. A > B 0A<B

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 5: Cho số thực a > 0.

Số nào sau dây là căn bậc hai số học của a?

A. a

B. - a

C. 2a

D. 2 a

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 5)

Câu 6: Số bào sau đây là căn bậc hai số học của số a = 0,36

A. – 0,6

B. 0,6

C. 0,9

D. – 0,18

Đáp án: B

Giải thích:

Căn bậc hai số học của a = 0,36 là 0,36=0,6

Câu 7: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. A2=A khi A < 0

B. A2=A khi A0

C. A<B0A<B

D. A > B A<B

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 8: So sánh hai số 2 và 1+ 2

A. 21+2

B. 2 = 1 + 2

C. 2 < 1 + 2

D. Không thể so sánh

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 9: Tìm giá trị của x không âm biết 52 − 125 = 0

A. x=252

B. x = 125

C. x =6252

D. x = 25

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 10: Biểu thức x3 có nghĩa khi:

A. x < 3

B. x < 0

C. x0

D. x3

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Căn bậc hai có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 11)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai(A^2)= |A|

Lý thuyết Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương

Lý thuyết Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương

Lý thuyết Bảng căn bậc hai

Lý thuyết Biến đổi đơn giản biểu thức căn thức bậc hai

1 7366 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: