Lý thuyết Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt (mới 2024 + Bài Tập) - Toán 9
Lý thuyết Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt lớp 9 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Bài 2: Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt.
Lý thuyết Toán 9 Bài 2: Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
Bài giảng Toán 9 Bài 2: Hình nón – Hình nón cụt. Diện tích xung quanh và thể tích của hình nón, hình nón cụt
A. Lý thuyết
1. Hình nón
Khi quay tam giác vuông AOC một vòng quanh cạnh OA cố định thì được một hình nón.
- Điểm A được gọi đỉnh của hình nón.
- Hình tròn (O) được gọi là đáy của hình nón.
- Mỗi vị trí của AC được gọi là một đường sinh của hình nón.
- Đoạn AO được gọi là đường cao của hình nón.
2. Diện tích và thể tích của hình nón
Đặt AC = l; l là đường sinh.
Cho hình nón có bán kính đáy R và đường sinh l, chiều cao h.
- Diện tích xung quanh: Sxq = πRl.
- Diện tích toàn phần: Stp = πRl + πR2.
- Thể tích: .
Ví dụ 1. Một hình nón có đường cao bằng 24 cm và thể tích bằng 800π cm3. Tính diện tích toàn phần của hình nón này.
Lời giải:
Gọi R là bán kính và h là chiều cao của hình nón.
Do đó bán kính của hình nón là 10 cm.
Đường sinh của hình nón là:
Diện tích toàn phần của hình nón là:
Stp = πR(l + R) = π . 10 (26 + 10) = 360π (cm2).
3. Hình nón cụt
Khi cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với đáy thì phần hình nón nằm giữa mặt phẳng nói trên và mặt phẳng đáy được gọi là một hình nón cụt.
- Hai hình tròn (O) và (O') được gọi là hai đáy.
- Đoạn OO' được gọi là trục. Độ dài OO' là chiều cao.
- Đoạn AC được gọi là đường sinh.
4. Diện tích và thể tích hình nón cụt
Cho hình nón cụt có các bán kính đáy R và r, chiều cao h, đường sinh l.
- Diện tích xung quanh: Sxq = π (R + r) l.
- Thể tích: .
Ví dụ 2. Một hình nón đỉnh S có bán kính đáy bằng 9 cm và chiều cao SO = 21,6 cm. Cắt hình nón bởi một mặt phẳng song song với đáy tạo ra một hình nón cụt có chiều cao 12 cm. Tính diện tích xung quanh của hình nón cụt.
Lời giải:
Xét mặt cắt qua trục của hình nón là ∆SAB cân tại S.
Trong mặt phẳng SAB có O’C // OB.
Theo định lý Ta – lét ta có .
Do đó O’C = 4 (cm).
Trong mặt phẳng SAB vẽ , ta được:
CH = OO’ = 12 cm, BH = 9 – 4 = 5 (cm).
Suy ra BC = (cm)
Diện tích xung quanh của hình nón cụt là:
Sxq = π(R1 + R2)l = π(9 + 4) . 13 = 169π (cm2)
Vậy diện tích xung quanh của hình nón cụt là 169π cm2.
B. Bài tập tự luyện
Bài 1. Mặt cắt chứa trục của một hình nón là một tam giác đều có diện tích cm2. Tính thể tích của hình nón đó.
Lời giải:
Gọi mặt cắt là tam giác đều ABC, đáy của hình nón có tâm là O.
Ta đặt AB = AC = BC = a thì bán kính đáy hình nón là và chiều cao của hình nón là .
Vì diện tích của tam giác đều là cm2 nên ta có:
Do đó bán kính đáy là R = 3 cm và chiều cao hình nón là:
(cm)
Thể tích của hình nón là:
(cm3)
Vậy thể tích của hình nón là: cm3.
Bài 2. Một hình nón cụt có các bán kính đáy là 21 cm và 49 cm. Biết diện tích xung quanh của nó là 3710π cm2. Tính thể tích của hình nón cụt.
Lời giải:
Gọi mặt cắt chứa trục của hình nón cụt là hình thang cân ABCD.
Trong mặt phẳng này vẽ .
Ta đặt O’B= R1, OC = R2, OO’ = h và BC = 1.
Ta có: BH = OO’ = h; HC = R2 – R1 = 49 – 21 = 28 (cm).
Vì diện tích xung quanh của hình nón cụt là 3710π cm2 nên:
π(R1 +R2)l = 3710π
Suy ra: (cm)
Xét ∆BHC vuông tại H, ta có:
Thể tích của hình nón cụt là:
Vậy thể tích của hình nón cụt là 58 065π cm3.
Bài 3. Một chao đèn có dạng mặt xung quanh của một hình nón cụt. Các bán kính đáy lần lượt là R1 = 5 cm, R2 = 13 cm. Biết diện tích xung quanh của chao đèn là 306π cm2. Tính chiều cao của chao đèn.
Lời giải:
Gọi mặt cắt chứa trục của chao đèn là hình thang cân ABCD.
Chiều cao OO’ = h và đường sinh BC = l.
Vì diện tích xung quanh của chao đèn là 306π cm2 nên ta có:
π(R1 + R2)l = 306 π
π(5 + 13)l = 306 π
l = 17 (cm)
Trong mặt phẳng ABCD ta vẽ .
Ta có BH = OO’ = h; OH = O’B = R1.
Do đó HC = R2 – R1 = 8 (cm).
Xét ∆BHC vuông tại H, ta có:
(cm)
Vậy chiều cao của chao đèn là 15 cm.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Diện tích hình tròn, hình quạt tròn
Lý thuyết Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9