Lý thuyết Các khái niệm về hàm số (mới 2024 + Bài Tập) – Toán 9

Lý thuyết Các khái niệm về hàm số lớp 9 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 9 Bài 1: Các khái niệm về hàm số.

1 3,909 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 9 Bài 1: Các khái niệm về hàm số

A. Lý thuyết

1. Khái niệm hàm số

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào một đại lượng x thay đổi sao cho mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số

Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức, ...

Ví dụ 1.

+) y là hàm số của x được cho dưới dạng bảng:

x

− 1

0

1

2

y

3

0

− 3

− 6

+) y là hàm số của x được cho dưới dạng công thức: y=12x; y = x + 2; y = 5x.

Hàm số thường được ký hiệu bởi những chữ f, g, h, ... chẳng hạn khi y là hàm số của biến số x, ta viết y = f(x) hoặc y = g(x), ….

f(a) là giá trị của hàm số y = f(x) tại x = a. Khi hàm số y được cho bởi công thức y = f(x), muốn tính giá trị f(a) của hàm số tại x = a, ta thay x = a vào biểu thức f(x) rồi thực hiện các phép tính trong biểu thức.

Ví dụ 2. Ta có hàm số y = f(x) = 2x + 1.

Khi đó, f(2) = 2 . 2 + 1 = 5.

Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì y được gọi là một hàm hằng.

Ví dụ 3. Ta có y = f(x) = 3.

Khi đó với giá trị nào của x thì y = 3.

Vậy y là hàm hằng.

2. Đồ thị của hàm số

Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y = f(x).

Ví dụ 4. Cho đồ thị của hàm số y = f(x) = 2x.

Các cặp giá trị tương ứng trên mặt phẳng tọa độ là O(0; 0); A(1; 2).

Lý thuyết Các khái niệm về hàm số chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

3. Hàm số đồng biến, nghịch biến

Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc .

Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị của f(x) tương ứng cũng tăng lên thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên (gọi tắt là hàm số đồng biến).

Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị của f(x) tương ứng giảm đi thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến).

Nói cách khác, cho hàm số y = f(x) xác định trên tập số thực R. Với x1,  x2 ta có:

+ Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến.

+ Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số nghịch biến.

Ví dụ 5. Cho hàm số y = x – 5, xác định với x.

Ta có: x1 < x2 x1 – 5 < x2 – 5.

Hay f(x1) < f(x2) nên hàm số y = x – 5 đồng biến trên .

B. Bài tập tự luyện

Bài 1: Tìm số a, biết đồ thị hàm số y = 2x2 – ax – 1 đi qua điểm M(2; 3).

Lời giải:

Vì đồ thị hàm số y = 2x2 – ax – 1 đi qua điểm M(2; 3) nên:

2 . 22 – a . 2 – 1 = 3

8 – 2a – 1 = 3

7 – 2a = 3

2a = 4

a = 2.

Vậy với a = 2 thì đồ thị hàm số đi qua M(2; 3).

Bài 2: Cho hàm số f(x) = x3 – 3x + 5. Hãy tính f(−1); f23; f12.

Lời giải:

Ta có: f(−1) = (−1)3 – 3. (−1) + 5 = −1 + 3 + 5 = 7;

f23=233323+5=8272+5=8927;

f12=123312+5=18+32+5=18+128+408=518.

Vậy f(−1) = 7; f23=8927; f12=518.

Bài 3: Cho hàm số f(x) = 4x2 – 5x + 2. Các điểm A(0; 2), B(−1; 4), C(1; 1) có thuộc đồ thị hàm số không? Tại sao?

Lời giải:

Vì f(0) = 4 . 0 – 5 . 0 + 2 = 2 nên điểm A(0 ; 2) thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Vì f(1) = 4 . 1 + 5 . 1 + 2 = 11 nên điểm B(1 ; 4) không thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Vì f(1) = 4 . 1 – 5 . 1 + 2 nên điểm C(1; 1) thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Vậy điểm A(0; 2), C(1; 1) thuộc đồ thị hàm số và điểm B(−1; 4) không thuộc đồ thị hàm số đã cho.

Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái nhiệm của hàm số

Câu 1: Cho hàm số y = f(x) xác định trên D. Với x1, x2D; x1 < x2, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

B. f(x1) < f(x2) thì hàm số nghịch biến trên D

C. f(x1) > f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

D. f(x1) = f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

Đáp án: A

Giải thích:

Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập D. Khi đó:

- Hàm số đồng biến trên D

x1; x2 D; x1 < x2

f(x1) < f(x2).

- Hàm số nghịch biến trên D

x1; x2 D; x1 < x2

f(x1) > f(x2).

Câu 2: Cho hàm số y = (3 + 22)x − 2− 1. Tìm x để y = 0.

A. x = 1

B. x = 2 + 1

C. x = 2

D. x = 2− 1

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 3: Cho hàm số f(x) =14x có đồ thị (C) và các điểm M (0; 4); P (4; −1); Q (−4; 1); A (8; −2); O (0; 0). Có bao nhiêu điểm trong số các điểm trên thuộc đồ thị hàm số (C).

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 4: Hàm số y = 5x – 16 là hàm số?

A. Đồng biến

B. Hàm hằng

C. Nghịch biến

D. Nghịch biến với x > 0

Đáp án: A

Giải thích:

TXĐ: D =

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 6)

Câu 5: Cho hàm số y = f(x) xác định trên D. Với x1, x2 D; x1 > x2, khẳng định nào sau đây là đúng?

A. f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

B. f(x1) > f(x2) thì hàm số nghịch biến trên D

C. f(x1) > f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

D. f(x1) = f(x2) thì hàm số đồng biến trên D

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 6: Cho hàm số f(x)=x+12x+3. Tính f(a2) với a < 0.

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 7: Cho hàm số f(x) = x3 + x. Tính f(2).

A. 4

B. 6

C. 8

D. 10

Đáp án: D

Giải thích:

Thay x = 2 vào hàm số ta được:

f(2) = 23 + 2 = 10

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Cho hàm số y = 3+2x – 4 − 43. Tìm x để y = 3.

A. x =3 + 3

B. x = 3

C. x = 3+ 2

D. x = 3− 2

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số có đáp án – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Câu 9: Cho hàm số f(x) = 3x2 + 2x + 1. Tính f(3) – 2f(2).

A. 34

B. 17

C. 20

D. 0

Đáp án: D

Giải thích:

Thay x = 3 vào hàm số ta được:

f(3) = 3.32 + 2.3 + 1 = 34

Thay x = 2 vào hàm số ta được:

f(2) = 3.22 + 2.2 + 1 = 17

Suy ra f(3) – 2f(2) = 34 −2.17 = 0

Câu 10: Cho hai hàm số f(x) = −2x3 và h(x) = 10 – 3x. So sánh f(−2) và h(−1)

A. f(−2) < h(−1)

B. f(−2) h(−1)

C. f(−2) = h(−1)

D. f(−2) > h(−1)

Đáp án: D

Giải thích:

Thay x = −2 vào hàm số f(x) = −2x3

ta được f(−2) = −2.(−2)3 = 16

Thay x = −1 vào hàm số h(x) = 10 – 3x

ta được h(−1) = 10 – 3 (−1) = 13

Nên f(−2) > h(−1)

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Hàm số bậc nhất

Lý thuyết Đồ thị hàm số y = ax

Lý thuyết Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau

Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax

Lý thuyết Ôn tập chương II

1 3,909 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: