Giáo án Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất - Toán 9

Với Giáo án Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất Toán lớp 9 được biên soạn bám sát sách Toán 9 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.

1 635 18/08/2022
Tải về


Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

I. Mục tiêu

Qua bài này giúp HS:

1. Kiến thức

- Phát biểu được các khái niệm liên quan đến hàm số. Cho được ví dụ về hàm số

- Vẽ được đồ thị của hàm số.

- Nhận biết được tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số.

2. Kỹ năng

- Vẽ được chính xác đồ thị của hàm số.

- Biết các cách cho một hàm số.

- Tính được giá trị của hàm số tại điểm bất kì.

3. Thái độ

- Nghiêm túc và hứng thú học tập.

- Yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực giao tiếp.

- Năng lực tự học.

Phẩm chất: Tự chủ, tự tin

II. Chuẩn bị

- Gv : Giáo án, sách, phấn mầu, bảng nhóm.

- Hs: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. Phương tiện và đồ dùng dạy học

- Thước, bút dạ, bảng phụ, bảng nhóm.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài).

3. Bài mới:

A. Hoạt động Khởi động – 1 phút

GV : Lớp 7, các em đã biết về khái niệm hàm số, biết biểu diễn một điểm trên mặt phẳng tọa độ, biết vẽ đồ thị của hàm số y = ax. Ở lớp 9, ngoài việc ôn tập lại các kiến thức trên, ta còn bổ sung thêm các khái niệm về hàm số đồng biến, nghịch biến; các khái niệm về đường thẳng song song và xét kĩ về dạng hàm số y = ax + b (a  0).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Giáo viên Học sinh Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Khái niệm hàm số ( 12 phút)

- Mục tiêu: HS phát biểu được có mấy cách cho một hàm số, lấy được ví dụ về hàm số. Xác định được giá trị của 1 hàm số tại điểm bất kì.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp.

? Khi nào đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi ?

? Khi đó đại lượng được gọi là gì ?

? Hàm số có thể được cho ở những dạng nào ? (có thể quan sát VD1 SGK tr42)

Gv giới thiệu ví dụ về hàm số

Gv cho một số bảng và hỏi

? Bảng này có phải là hàm số không? Vì sao?

? Hãy cho ví dụ (khác SGK) về hàm số được cho bằng công thức.

- GV giới thiệu thêm về hàm số cho bằng công thức , hàm hằng.

? Khi viết f(0) thì điều đó có ý nghĩa như thế nào ?

? Tương tự f(1), f(2) … có nghĩa là gì ?

- Cho HS làm ?1

HS có thể dùng MTBT.

Gv nhận xét

-Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi sao cho với mỗi giá trị của , luôn xác định được chỉ mỗi một giá trị tương ứng của thì được gọi là hàm số của

- Đại lượng được gọi là biến số .

- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc công thức, đồ thị…

HS chú ý qua sát

Hs trả lời

Hs lấy ví dụ

- f(0) là giá trị của hàm số f tại giá trị = 0.

f(1) là giá trị của hàm số f tại giá trị =1.

HS theo nhóm.

3 HS lên bảng trình bài.

Hs ghi bài

1) Khái niệm hàm số

a) Khái niệm : SGK tr42

b) Ví dụ

Hàm số có thể cho bởi bảng

x 1 2 3 5
y 2 2 9 7

Hàm số có thể cho bằng công thức

y = 2x ; y = 2x + 3 ;

y = x2 + 2x + 5..

*Lưu ý: Nếu hàm số được cho bởi công thức y = f(x) ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định.

- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x) hoặc y = g(x) …

- Khái niệm hàm hằng : SGK tr43

?1 y = f(x) = Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất

f(0) = 5;

f(2) = 6;

f(-10) = 0;

Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất;

Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất;

f(-2) = 4

Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số ( 11 phút)

- Mục tiêu: HS biểu diễn được các điểm trên mặt phẳng tọa độ, lập bảng giá trị và vẽ được đồ thị của hàm số y=2x trên mặt phẳng tọa độ.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp, trực quan.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

- Cho HS làm ?2

Treo bảng phụ có sẵn hệ toạ độ Oxy

Lần lượt gọi HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất;

? Vẽ đồ thị của hàm số:

y = 2x

Tập hợp những điểm của đường thẳng vẽ được chính là đồ thị của hàm số y = 2x.

Lần lượt HS lên bảng biểu diễn các điểm trên mặt phẳng tọa độ.

Hs cùng vẽ đồ thị hàm số y = 2x

-Với x = 1 ta có y = 2.

=> M(1;2)

Đường thẳng OM chính là đồ thị hàm số y = 2x

2) Đồ thị của hàm số

-Biểu diễn các điểm trên mp tọa độ.

Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất;

-Vẽ đồ thị HS: y = 2x

Giáo án Toán 9 Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số mới nhất;

Hoạt động 3: Hàm số đồng biến, nghịch biến( 12 phút)

- Mục tiêu: HS định nghĩa được một hàm số là đồng biến, nghịch biến khi nào? Lấy được ví dụ về hàm đồng biến, nghịch biến.

- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, vấn đáp

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật động não.

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

- Cho HS làm ?3

GV treo bảng phụ 2

?Qua bảng trên khi cho các giá trị tuỳ ý tăng lên thì các giá trị tương ứng của

y = 2 +1 như thế nào?

Gv: Khi đó ta nói hàm số

y = 2 +1 đồng biến trên R.

GV giới thiệu tương tự đối với hàm số = -2 +1 nghịch biến trên R.

GV : Giới thiệu tổng quát.

Có thể cho HS ghi phần khái niệm hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến theo cách 2.

- HS làm vào bảng phụ

- Hàm số y tăng.

HS đọc tổng quát ở SGK.

3) Hàm số đồng biến, nghịch biến

Với 1 < 2 bất kì thuộc R.

- Nếu 1 < 2 mà f( 1) < f( 2)

Thì hàm số =f( ) đồng biến trên R.

- Nếu 1 < 2 mà f( 1) > f( 2)

Thì hàm số =f( ) nghịch biến trên R.

C. Hoạt động luyện tập – củng cố - 7 phút

- Mục tiêu: HS tính được giá trị tương ứng của y theo x, biết được hs là đồng biến hay nghịch biến

- Phương pháp: Nêu vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp

- Năng lực: Tính toán, giải quyết vấn đề.

Cho HS làm bài 2/ SGK/45

HS hoạt động nhóm 2 bàn / 1 nhóm.

Hàm số trên là hàm số đồng biến hay nghịch biến?

HS làm bài 2/45 vào SGK của mình bằng cách sử dụng bút chì để điền các giá trị tương ứng

Hàm số trên là nghịch biến vì khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số giảm đi

Bài 2/45

a/ SGK/45

b/ Khi x lần lượt nhận các giá trị tăng lên thì giá trị tương ứng của hàm số lại giảm đi. Vậy hàm số nghịch biến trên R

Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng 1 phút)

- Mục tiêu:

- HS chủ động làm các bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học.

- HS chuẩn bị bài mới giúp tiếp thu tri thức sẽ học trong buổi sau.

- Kĩ thuật sử dụng: Kĩ thuật viết tích cực

- Năng lực: Giải quyết vấn đề.

GV: Giao nội dung và hướng dẫn việc làm bài tập ở nhà.

Học sinh ghi vào vở để thực hiện.

Bài cũ

+ Xem lại bài học, học thuộc khái niệm hàm số, cách cho một hàm số.

+ Làm bài tập 1,3 sgk trang 45, các bài trong SBT

Bài mới

+ Xem trước phần luyện tập

Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 9 hay, chi tiết khác:

Giáo án Luyện tập trang 45-46

Giáo án Hàm số bậc nhất

Giáo án Luyện tập trang 48

Giáo án Đồ thị của hàm số y = ax + b

Giáo án Luyện tập trang 51-52

1 635 18/08/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: