Giáo án Hình bình hành mới nhất - Toán 8
Với Giáo án Hình bình hành mới nhất Toán lớp 8 được biên soạn bám sát sách Toán 8 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Toán 8 Bài 7: Hình bình hành
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu lên được ĐN hình bình hành là hình tứ giác có các cạnh đối song song (2 cặp cạnh đối song song). Nắm vững các tính chất về cạnh đối, góc đối và đường chéo của hình bình hành.
2. Kỹ năng
- HS biết cách dựa vào tính chất nhận biết được HBH. Biết chứng minh 1 tứ giác là HBH, chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau, 2 đường thẳng song song.
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
- Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
- Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Compa, thước, bảng phụ.
2. Học sinh
- Compa, thước, bảng nhóm.
III. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
IV. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: xem trong bài mới.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
||
- GV lần lượt nêu câu hỏi (từng khái niệm, tính chất …) và chỉ định từng HS trả lời. Gọi HS khác nhận xét trước khi sang khái niệm tiếp theo … - GV chốt lại bằng cách nhắc lại định nghĩa và tính chất của hình thang, hình thang cân có kèm theo hình vẽ (bảng phụ) |
- HS đứng tại chỗ trả lời (theo sự chỉ định của GV) - HS khác nhận xét hoặc nhắc lại từng khái niệm, tính chất … - HS nghe để nhớ lại định nghĩa, tính chất của hình thang … |
|
- Treo bảng phụ ghi hình 65 trang 90 Sgk và hỏi: ! Khi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống ABCD luôn luôn là hình gì |
- HS nghe để biết được nội dung, tên gọi của bài học mới … - HS ghi đề bài |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
- Cho HS làm ?1 bằng cách vẽ hình 66 sgk và hỏi: - Các cạnh đối của tứ giác ABCD có gì đặc biệt? - GV giới thiệu hình bình hành và yêu cầu HS phát biểu định nghĩa hình bình hành? - GV chốt lại định nghĩa, vẽ hình và ghi bảng - Định nghĩa hình thang và hình bình hành khác nhau ở chỗ nào? - GV phân tích để HS phân biệt và thấy được hbh là hthang đặc biệt |
- Thực hiện ?1, trả lời: - Tứ giác ABCD có AB//CD và AD//BC - HS nêu ra định nghĩa hình bình hành (có thể có các định nghĩa khác nhau) - HS nhắc lại và ghi bài - Hình thang = tứ giác + một cặp cạnh đối song song - Hình bình hành = tứ giác + hai cặp cạnh đối song song |
1. Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
Hình bình hành là hình thang có hai cạnh bên song song. |
- Nêu ?2, Bằng cách thực hiện phép đo, hãy nêu nhận xét về góc, về cạnh, về đường chéo của hình bình hành ? - Giới thiệu định lí ở Sgk (tr 90) Hãy tóm tắt GT –KL và chứng minh định lí? ! Gợi ý: hãy kẻ thêm đường chéo AC … - Gọi HS lên bảng tiến hành chứng minh từng ý - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung bài chứng minh ở bảng - GV chốt lại và nêu cách chứng minh như sgk |
- Tiến hành đo và nêu nhận xét:
- HS đọc định lí (2HS đọc) - HS tóm tắt GT-KL và tiến hành chứng minh (cả lớp cùng làm) |
2. Tính chất: Định lí:
Chứng minh: |
- Hãy nêu các mệnh đề đảo của định lí về tính chất hbhành ? ! Lưu ý HS thêm từ “tứ giác có” - Đưa ra bảng phụ giới thiệu các dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành - Vẽ hình lên bảng, hỏi: Nếu tứ giác ABCD có AB // CD,AB = CD Em hãy chứng minh ABCD là hình bình hành (dấu hiệu 3)? - Gọi HS khác nhận xét - GV hoàn chỉnh - Treo bảng phụ ghi ?3 |
- HS đọc lại định lí và phát biểu các mệnh đề đảo của định lí… - HS đọc (nhiều lần) từng dấu hiệu - HS đứng tại chỗ chứng minh - HS khác nhận xét - HS làm ?3 a) ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối bằng nhau b) EFHG là hình bình hành vì có các góc đối bằng nhau c) INKM không phải là hình bình hành d) PSGQ là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường e) VUYX là hình bình hành vì có hai cạnh đối ssong và bằng nhau |
3. Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: a) Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành b) Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành c) Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành d) Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành e) Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành (Sgk trang 91) |
Hoạt động 4: Luyện tập (10’) |
||
Bài tập 43 trang 92 Sgk - Treo bảng phụ hình 71 trang 92 - Gọi HS nhận xét Bài tập 44 trang 92 Sgk - Gọi HS lên bảng vẽ hình, ghi GT KL - Muốn BE=AD ta phải chứng minh điều gì ? - Tứ giác BEDF cần yếu tố nào là hình bình hành ? - Vì sao DE//BF ? - Vì sao DE=BF ? - Gọi HS lên bảng trình bày - Cho HS nhận xét - GV hoàn chỉnh bài |
- ABCD, EFGH, MNPQ là hình bình hành - HS nhận xét - HS lên bảng vẽ hình,ghi GT-KL - Ta phải chứng minh BEDF là hình bình hành - DE//BF và DE=BF - Vì AD//BC (gt) - Vì DE = ½AD ; BF = ½BC mà AD = BC (gt) - HS lên bảng trình bày - HS khác nhận xét - HS ghi bài |
Bài tập 43 trang 92 Sgk - ABCD, EFGH, MNPQ là hình bình hành Bài tập 44 trang 92 Sgk
Chứng minh Ta có: DE//BF (vì AD//BC (gt)) (1) DE=1/2AD; BF=1/2BC mà AD=BC (gt) Nên DE=BF (2) Từ (1)^(2) suy ra ABCD là hình bình hành (dấu hiệu) |
Hoạt động 5: Vận dụng (2’) |
||
Bài tập 45 trang 92 Sgk - Treo bảng phụ vẽ hình bài 45 - Chứng minh (cùng bằng ) - Về xem lại định nghĩa, tính chất các dấu hiệu nhận biết hình bình hành |
- HS ghi chú vào vở |
Bài tập 45 trang 92 Sgk |
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao |
Làm bài tập phần mở rộng |
|
V. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
- Học và làm bài tập đầy đủ.
- BTVN: bài 43(SGK) + chuẩn bị phần 3.
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8