Giáo án Diện tích hình thoi mới nhất - Toán 8
Với Giáo án Diện tích hình thoi mới nhất Toán lớp 8 được biên soạn bám sát sách Toán 8 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Toán 8 Bài 5: Diện tích hình thoi
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS phát biểu được và nắm vững các công thức tính diện tích hình thoi, biết cách tính diện tích 1 tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau.
- HS hiểu được để chứng minh định lý về diện tích hình thoi.
2. Kỹ năng
- HS biết cách vận dụng công thức và tính chất diện tích để tính diện tích hình thoi.
- HS có kỹ năng vẽ hình.
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực
- Vẽ hình, tính diện tích hình thoi và tứ giác có hai đường chéo vuông góc, rèn tính kiên trì trong suy luận.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
2. Học sinh
- Compa, thước, bảng nhóm.
III. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
IV. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp
Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu định lý và viết công thức tính diện tích hình thang, HBH.
- Khi nối chung 2 điểm đáy hình thang tại sao ta được 2 hình thang có diện tích bằng nhau.
3. Bài mới
NỘI DUNG |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
Cho tứ giác ABCD có AC ⊥ BD tại H (hình vẽ)
Hãy điền vào chỗ trống: SABCD = S……… + S……….. SABC =...... SADC =...... Suy ra SABCD =........ |
- Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra - Kiểm tra bài tập về nhà của HS - Thu bài làm một vài em - Cho HS nhận xét ở bảng, sửa sai (nếu có) - Đánh giá, cho điểm |
- Một HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. SABCD = SADC + SABC SADC = ½ AC. BH SABC = ½ AC.DH Suy ra: SABCD = ½ AC.(BH+DH) = ½ AC.BD - HS nhận xét ở bảng, tự sửa sai (nếu có) |
Giới thiệu bài mới (1’) |
||
§5. DIỆN TÍCH HÌNH THOI |
- Tính diện tích hình thoi theo hai đường chéo như thế nào ? Để biết được điều đó chúng ta vào bài học hôm nay |
- HS chú ý nghe và ghi đề bài |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
1. Cách tìm diện tích của một tứ giác có hai đchéo vuông góc
SABCD = ½ AC.BD |
- Trong phần kiểm tra chúng ta đã tìm ra công thức tính diện tích tứ giác đặc biệt nào? - Viết lại công thức tính đó? |
- Trả lời: tứ giác có hai đường chéo vuông góc - Viết công thức và vẽ hình vào vở |
Diện tích hình thoi (9’) |
||
2. Công thức tính diện tích hình thoi:
|
- Yêu cầu HS đọc ?2 - Gợi ý: đường chéo hình thoi có gì đặc biệt? - Từ đó hãy suy ra công thức tính diện tích hình thoi? (với hai đường chéo là d1 và d2) - Nhưng hình thoi còn là hình bình hành, vậy em có suy nghĩ gì về công thức tính diện tích hình thoi ? |
- HS đọc ?2 - Trả lời: Hthoi có hai đường chéo vuông góc. - Công thức: Shthoi = ½ d1.d2 - Đọc ?3, trả lời: Shthoi = a.h |
Hoạt động 5: Luyện tập (12’) |
||
3. Ví dụ:
Cho AB = 30 cm; CD = 50 cm SABCD = 800m2; E,G,M,N là trung điểm các cạnh hình thang ABCD. + Tứ giác ABCD là hình gì? + Tính SMENG |
- Nêu ví dụ - Treo bảng phụ vẽ hình 147 (chưa vẽ hai đoạn MN và EG). - Cho HS chứng minh hình tính tứ giác MENG - Vẽ thêm MN và EG. Hỏi: MN là gì trên hình vẽ? - Gọi HS nêu cách tìm diện tích hình thoi MENG. - Cho HS xem lại bài giải ở sgk |
- HS đọc ví dụ, vẽ hình vào vở - Nhìn hình vẽ để chứng minh hình tình tứ giác MENG (kẻ thêm đường chéo AC và BD) ⇒ MENG là hình thoi. Đáp MN là đtb của hình thang ABCD cũng là đchéo của hình thoi MENG. SMENG = ½ MN.EG, mà EG = AH - Tìm AH từ công thức tính SABCD |
Hoạt động 4: Vận dụng (10’) |
||
Bài 33 trang 128 SGK
Vẽ hcn ACEF sao cho SABCD = SACEF |
Bài 33 trang 128 SGK - Nêu bài tập 33 (sgk) - Nếu lấy một cạnh của hcn là đường chéo AC của hthoi ABCD ta cần chiều rộng là bao nhiêu? (lưu ý SACEF = SABCD) - Ta dựng hình chữ nhật như thế nào? (gọi một HS lên bảng) - Nhận xét, sửa sai (nếu có) - Nếu lấy BD làm một cạnh hình chữ nhật ? |
- Đọc đề bài, nêu GT– KL - Thảo luận theo nhóm cùng bàn và trả lời: SABCD= ½ AC.BD; SACEF = AC.x ⇒ ½ AC.BD = AC.x ⇒ x = ½ BD vậy cạnh kia của hcn = ½ BD - Một HS lên bảng vẽ hình và chứng minh SABCD = SACEF - Tương tự … |
Hoạt động 5: Mở rộng (1’) |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
|
|
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:
Giáo án Mở đầu về phương trình
Giáo án Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8