Giáo án Đối xứng trục mới nhất - Toán 8
Với Giáo án Đối xứng trục mới nhất Toán lớp 8 được biên soạn bám sát sách Toán 8 giúp Thầy/ Cô biên soạn giáo án dễ dàng hơn.
Giáo án Toán 8 Bài 6: Đối xứng trục
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS phát biểu được định nghĩa 2 điểm, hai hình đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, hiểu và nhận biết được 2 đoạn thẳng ĐX với nhau qua 1 đường thẳng. HS nhận biết được hình có trục đối xứng, nhận biết được hình thang cân có 1 trục đối xứng.
2. Kỹ năng
- HS biết cách vẽ 2 điểm, 2 đường thẳng ĐX với nhau qua 1 đường thẳng. Biết chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng.
3. Thái độ
- Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
- Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
- Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
- Chứng minhh các bất đẳng thức đơn giản
- Phát triển năng lực vẽ hình: 2 điểm, hai hình ĐX với nhau qua 1 đường thẳng và hình có trục đối xứng.
- Biết cách chứng minh 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Compa, thước, thước đo góc.
2. Học sinh
- Compa, thước, bảng nhóm.
III. Phương pháp
- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, ...
IV. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là trung điểm, trung trực của 1 đoạn thẳng. Hãy vẽ 1 đoạn thẳng và vẽ trung trực của đoạn thẳng đó.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Ghi bảng |
---|---|---|
Hoạt động 1: Khởi động (7’) |
||
- Treo bảng phụ. Gọi một HS làm ở bảng và yêu cầu các HS khác làm vào vở - Kiểm tra bài tập về nhà của HS - Cho HS nhận xét ở bảng - Hoàn chỉnh bài làm, cho điểm |
- Một HS lên bảng trình bày: - Cách dựng: + Dựng tam giác đều ABC + Dựng phân giác của một góc chẳng hạn góc A ta được góc Chứng minh: - Theo cách dựng ∆ABC là tam giác đều nên CÂB = 600 - Theo cách dựng tia phân giác AE ta có BÂE = CÂE = ½ 600 = 300 - HS nhận xét |
- Hãy dựng một góc bằng 300
|
- Qua bài toán trên, ta thấy: B và C là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng AE; Hai đoạn thẳng AB và AC là hai hình đối xứng nhau qua đường thẳng AE. Tam giác ABC là hình có trục đối xứng … - Để hiểu rõ các khái niệm trên, ta nghiên cứu bài học hôm nay. |
- HS nghe giới thiệu, để ý các khái niệm mới - HS ghi đề bàivào vở |
|
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (12’) |
||
- Nêu ?1 (bảng phụ có bài toán kèm hình vẽ 50 – sgk) - Yêu cầu HS thực hành - Nói: A’ là điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng d, A là điểm đx với A’ qua d ⇒ Hai điểm A và A’ là hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng d. Vậy thế nào là hai điểm đx nhau qua d? - GV nêu qui ước như sgk |
- HS thực hành ?1: - Một HS lên bảng vẽ, còn lại vẽ vào giấy. - HS nghe, hiểu - HS phát biểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nau qua đường thẳng d |
1. Hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng: a) Định nghĩa: (Sgk)
b) Qui ước: (Sgk) |
- Yêu cầu HS phán đoán đối xứng trục của 2 hình. - Nêu bài toán ?2 kèm hình vẽ 51 cho HS thực hành
- Nói: Điểm đối xứng với mỗi điểm C∈ AB đều ∈ A’B’và ngược lại… Ta nói AB và A’B’ là hai đoạn thẳng đối xứng nhau qua d. Tổng quát, thế nào là hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng d? - Giới thiệu trục đối xứng của hai hình - Treo bảng phụ (hình 53, 54): - Hãy chỉ rõ trên hình 53 các cặp đoạn thẳng, đường thẳng đxứng nhau qua d? giải thích? - GV chỉ dẫn trên hình vẽ chốt lại - Nêu lưu ý như sgk |
- HS nghe để phán đoán … - Thực hành ?2: - HS lên bảng vẽ các điểm A’, B’, C’ và kiểm nghiệm trên bảng … - Cả lớp làm tại chỗ … - Điểm C’ thuộc đoạn A’B’ HS nêu định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d - HS ghi bài - HS quan sát, suy ngĩ và trả lời: + Các cặp đoạn thẳng đx: AB và A’B’, AC và A’C’, BC và B’C’ + Góc: ABC và A’B’C’, … + Đường thẳng AC và A’C’ + ∆ABC và ∆A’B’C’ |
2. Hai hình đối xứng qua một đường thẳng: Định nghĩa: (sgk)
Hai đoạn thẳng AB và A’B’ đối xứng nhau qua đường thẳng d. d gọi là trục đối xứng Lưu ý: Nếu hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một đường thẳng thì chúng bằng nhau. |
- Treo bảng phụ ghi sẳn bài toán và hình vẽ của ?3 cho HS thực hiện. - Hỏi: + Hình đx với cạnh AB là hình nào? đối xứng với cạnh AC là hình nào? Đối xứng với cạnh BC là hình nào? - GV nói cách tìm hình đối xứng của các cạnh và chốt lại vấn đề, nêu định nghĩa hình có trục đối xứng - Nêu ?4 bằng bảng phụ - GV chốt lại: một hình H có thể có trục đối xứng, có thể không có trục đối xứng … - Hình thang cân có trục đối xứng không ? Đó là đường thẳng nào? - GV chốt lại và phát biểu định lí |
- Thực hiện ?3: - Ghi đề bài và vẽ hình vào vở - HS trả lời: đối xứng với AB là AC; đối xứng với AC là AB, đối xứng với BC là chính nó … - Nghe, hiểu và ghi chép bài… - Phát biểu lại định nghĩa hình có trục đối xứng. - HS quan sát hình vẽ và trả lời - HS nghe, hiểu và ghi kết luận của GV - HS quan sát hình, suy nghĩ và trả lời - HS nhắc lại định lí |
3. Hình có trục đối xứng: a) Định nghiã: (Sgk) Đường thẳng AH là trục đối xứng của ∆ABC
b) Định lí: (Sgk)
Đường thẳng HK là trục đối xứng của hình thang cân ABCD |
Hoạt động 3: Luyện tập (5’) |
||
- Bài 35 trang 87 Sgk ! Treo bảng phụ và gọi HS lên vẽ - Bài 37 trang 87 Sgk ! Cho HS xem hình 59 sgk và hỏi: Tìm các hình có trục đối xứng |
- HS lên vẽ vào bảng - HS quan sát hình và trả lời: + Hình a có 2 trục đối xứng + Hình b có 1 trục đối xứng + Hình c có 1 trục đối xứng + Hình d có 1 trục đối xứng + Hình e có1 trục đối xứng + Hình g không có trục đối xứng + Hình h có 5 trục đối xứng + Hình i có 2 trục đối xứng |
Bài 35 trang 87 Sgk Bài 37 trang 87 Sgk |
Hoạt động 4: Vận dụng (1’) |
||
Bài 36 trang 87 Sgk ! Hai đoạn thẳng đối xứng thì bằng Bài 38 trang 87 Sgk ! Xếp 2 hình gập lại với nhau |
- HS sử dụng tính chất bắc cầu - HS làm theo hướng dẫn |
Bài 36 trang 87 Sgk Bài 38 trang 87 Sgk |
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
V. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
- Về nhà và làm bài tập 35, 36, 37, 38 (tr87,88 SGK)
- Cần học thuộc, hiểu các ĐN, ĐL, TC trong bài.
Xem thêm các bài Giáo án Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:
Giáo án Luyện tập trang 88, 89
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 | Giải bài tập Giáo dục công dân 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm GDCD 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8