Giải Toán 8 Bài 14 (Kết nối tri thức): Hình thoi và hình vuông

Với giải bài tập Toán 8 Bài 14: Hình thoi và hình vuông sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8.

1 3245 lượt xem


Giải bài tập Toán 8 Bài 14: Hình thoi và hình vuông

Bài giảng Toán 8 Bài 14: Hình thoi và hình vuông

Giải Toán 8 trang 67

Mở đầu trang 67 Toán 8 Tập 1Lấy một tờ giấy, gấp làm tư tạo ra một góc vuông O, đánh dấu hai điểm A, B trên hai cạnh góc vuông rồi cắt chéotheo đoạn thẳng AB (H.3.46a). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác đó là hình gì? Vì sao? Nếu ta có OA = OB thì tứ giác nhận được là hình gì (H.3.46b)?

Mở đầu trang 67 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

Sau bài học này ta giải quyết được bài toán như sau:

• Hình 3.46a)

Khi gấp làm tư tạo ra một góc vuông O, đánh dấu hai điểm A, B trên hai cạnh góc vuông thì tạo ra tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và đều bằng cạnh AB.

Khi đó, tứ giác ABCD là hình thoi.

• Hình 3.46b)

Khi gấp làm tư tạo ra một góc vuông O, đánh dấu hai điểm A, B trên hai cạnh góc vuông. Nếu OA = OB thì hai đường chéo của tứ giác bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Khi đó, tứ giác đã cho là hình vuông.

1. Hình thoi

Câu hỏi trang 67 Toán 8 Tập 1Hình thoi có phải là hình bình hành không? Nếu có, từ tính chất đã biết của hình bình hành, hãy suy ra những tính chất tương ứng của hình thoi.

Lời giải:

Hình thoi có bốn cạnh bằng nhau nên ta suy ra hai cặp cạnh đối bằng nhau.

Do đó hình thoi cũng là hình bình hành.

Ta suy ra tính chất hình thoi dựa vào tính chất của hình bình hành như sau:

- Hình thoi có hai góc đối bằng nhau.

- Hình thoi có các cặp cạnh đối song song.

- Hình thoi có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Giải Toán 8 trang 68

HĐ1 trang 68 Toán 8 Tập 1Cho hình thoi ABCD có hai đường chéo AC, BD cắt nhau tại O (H.3.48).

a) ∆ABD có cân tại A không?

b) AC có vuông góc với BD không và AC có là đường phân giác của góc A không? Vì sao?

HĐ1 trang 68 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

a) Vì tứ giác ABCD là hình thoi nên AB = AD.

Suy ra ∆ABD có cân tại A.

b) Vì tứ giác ABCD là hình thoi nên AB = BC = CD = DA.

Xét ∆ABC và ∆ADC có:

AB = AD (chứng minh trên);

BC = CD (chứng minh trên);

Cạnh AC chung.

Do đó ∆ABC = ∆ADC (c.c.c)

Suy ra A^1=A^2 (hai góc tương ứng)

Hay AC là đường phân giác của góc A.

Tam giác ABD cân tại A có AO là đường phân giác của góc A (vì AC là đường phân giác góc A) nên AO cũng là đường cao.

Khi đó AO ⊥ BD hay AC ⊥ BD.

Vậy AC vuông góc với BD và AC là đường phân giác của góc A.

Câu hỏi trang 68 Toán 8 Tập 1: Hãy viết giả thiết, kết luận của câu c trong Định lí 2.

Lời giải:

Giả thiết, kết luận của câu cĐịnh lí 2.

Câu hỏi trang 68 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Câu hỏi trang 68 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Ta có thể viết giả thiết tương tự đối với tia phân giác góc B hoặc góc C hoặc góc D.

Giải Toán 8 trang 69

Luyện tập 1 trang 69 Toán 8 Tập 1Trong Hình 3.51, hình nào là hình thoi? Vì sao?

Luyện tập 1 trang 69 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

• Hình 3.51a)

Tứ giác đã cho có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và chúng vuông góc với nhau nên tứ giác đó là hình thoi.

• Gọi tứ giác trong Hình 3.51b) là tứ giác ABCD.

Luyện tập 1 trang 69 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Vì B^1=D^1 mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD.

Mà AB = CD nên tứ giác ABCD là hình bình hành.

Mặt khác, D^1=D^2 hay DB là tia phân giác của ADC^ .

Khi đó, hình bình hành ABCD có DB là tia phân giác của ADC^ .

Do đó tứ giác ABCD là hình thoi.

• Tứ giác trong Hình 3.51c) không phải là hình thoi vì các cạnh của tứ giác không bằng nhau.

Vậy Hình 3.51a và Hình 3.51b là hình thoi.

2. Hình vuông

Giải Toán 8 trang 70

HĐ2 trang 70 Toán 8 Tập 1Hãy giải thích tại sao hai đường chéo của hình vuông bằng nhau và vuông góc với nhau.

Lời giải:

Hình vuông cũng là hình thoi, hình chữ nhật.

Mà hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau còn hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau.

Do đó, hai đường chéo của hình vuông bằng nhau và vuông góc với nhau.

Câu hỏi trang 70 Toán 8 Tập 1Hãy viết giả thiết, kết luận của câu a trong Định lí 4.

Lời giải:

Câu hỏi trang 70 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Câu hỏi trang 70 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Ta có thể viết giả thiết đối với cặp cạnh kề khác như: AB = BC; BC = CD; CD = AD.

Giải Toán 8 trang 71

Luyện tập 2 trang 71 Toán 8 Tập 1Với mỗi hình dưới đây, ta dùng dấu hiệu nhận biết nào để khẳng định đó là hình vuông?

Luyện tập 2 trang 71 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

• Hình 3.54a)

Tứ giác ABCD có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Suy ra tứ giác này là hình chữ nhật.

Mà AB = BC nên tứ giác ABCD là hình vuông.

Ta dùng dấu hiệu nhận biết: Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.

• Hình 3.54b)

Tứ giác EFGH có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm P của mỗi đường.

Ta có EFG^=EFP^+GFP^=45°+45°=90° .

Suy ra tứ giác EFGH là hình chữ nhật.

Hình chữ nhật EFGH có đường chéo FH là đường phân giác của EFG^ .

Do đó tứ giác EFGH là hình vuông.

Ta dùng dấu hiệu nhận biết: Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc làhình vuông.

• Hình 3.54c)

Tứ giác IJKL có hai đường chéo IK và JL bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm Q của mỗi đường.

Suy ra tứ giác IJKL là hình chữ nhật.

Mà IK ⊥ JL nên tứ giác IJKL là hình vuông.

Ta dùng dấu hiệu nhận biết: Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.

Vận dụng trang 71 Toán 8 Tập 1Trở lại tình huống mở đầu.

Lấy một tờ giấy, gấp làm tư tạo ra một góc vuông O, đánh dấu hai điểm A, B trên hai cạnh góc vuông rồi cắt chéotheo đoạn thẳng AB (H.3.46a). Sau khi mở tờ giấy ra, ta được một tứ giác. Tứ giác đó là hình gì? Vì sao? Nếu ta có OA = OB thì tứ giác nhận được là hình gì (H.3.46b)?

Vận dụng trang 71 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Hãy giải thích tại sao.

- Trong trường hợp a, ta được hình thoi.

- Trong trường hợp b, ta được hình vuông.

Lời giải:

- Trong trường hợp a:

Khi gấp làm tư tạo ra một góc vuông O, đánh dấu hai điểm A, B trên hai cạnh góc vuông thì tạo ra tứ giác có bốn cạnh bằng nhau và đều bằng cạnh AB.

Khi đó, tứ giác ABCD là hình thoi.

- Trong trường hợp b:

Khi gấp làm tư tạo ra một góc vuông O, đánh dấu hai điểm A, B trên hai cạnh góc vuông. Nếu OA = OB thì hai đường chéo của tứ giác bằng nhau, vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Khi đó, tứ giác đã cho là hình vuông.

Bài tập

Bài 3.29 trang 71 Toán 8 Tập 1Tìm hình thoi và hình vuông trong Hình 3.55.

Bài 3.29 trang 71 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

* Xét Hình 3.55a)

Tứ giác ABCD có AB = CD; AD = BC.

Suy ra tứ giác ABCD là hình bình hành.

* Xét Hình 3.55b)

Tứ giác EFGH có hai đường chéo EG và FH cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Suy ra tứ giác EFGH là hình bình hành.

Hình bình hành EFGH có hai đường chéo vuông góc với nhau

Do đó tứ giác EFGH là hình thoi.

* Xét Hình 3.55c)

+ Tam giác MNP có NMP^+NPM^+MNP^=180°

Suy ra MNP^=180°NMP^NPM^=180°45°45°=90°

Chứng minh tương tự ta cũng có MQP^=90° .

+ Ta có: NMQ^=NMP^+PMQ^=45°+45°=90°

Tương tự, NPQ^=90° .

Xét tứ giác MNPQ có MNP^=MQP^=NMQ^=NPQ^=90° nên là hình chữ nhật.

Lại có hai đường chéo MP và NQ vuông góc với nhau

Do đó hình chữ nhật MNPQ là hình vuông.

* Xét Hình 3.55d)

Tứ giác RSUT không là hình thoi cũng không là hình vuông do không có các cạnh bằng nhau.

Vậy tứ giác EFGH trong hình 3.55b) là hình thoi và tứ giác MNPQ trong hình 3.55c) là hình vuông.

Giải Toán 8 trang 72

Bài 3.30 trang 72 Toán 8 Tập 1Cho tam giác ABC, D là một điểm nằm giữa B và C. Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB, AC, chúng cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại E, F.

a) Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?

b) Nếu tam giác ABC cân tại A thì điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC để tứ giác AEDF là hình thoi?

c) Nếu tam giác ABC vuông tại A thì tứ giác AEDF là hình gì?

d) Nếu tam giác ABC vuông cân tại A thì điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC để AEDF là hình vuông?

Lời giải:

Bài 3.30 trang 72 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

a) Tứ giác AEDF có AE // DF; AF // DE (giả thiết).

Suy ra tứ giác AEDF là hình bình hành.

b) Hình bình hành AEDF là hình thoi khi AD là tia phân giác của góc A.

Mà tam giác ABC cân tại A nên đường phân giác AD đồng thời là đường trung tuyến

Do đó D là trung điểm của BC.

Ngược lại, nếu D là trung điểm của cạnh BC của tam giác ABC cân tại A thì hình bình hành AEDF có đường chéo AD là đường phân giác của góc A nên AEDF là hình thoi.

c) Nếu ΔABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật (vì hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật).

d) Tam giác ABC vuông cân tại A tức là vừa vuông tại A vừa cân tại A.

Theo câu c, nếu ΔABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật.

Để hình chữ nhật AEDF là hình vuông thì tức nó cũng là hình thoi.

Theo câu b, AEDF là hình thoi nếu D là trung điểm của cạnh BC của tam giác ABC cân tại A.

Vậy nếu tam giác ABC vuông cân tại A thì để AEDF là hình vuông thì điểm D là trung điểm của BC.

Bài 3.31 trang 72 Toán 8 Tập 1Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình chữ nhật là các đỉnh của một hình thoi.

Lời giải:

Giả sử có hình chữ nhật ABCD. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA.

Bài 3.31 trang 72 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Ta cần chứng minh EFGH là hình thoi. Thật vậy:

Do ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC.

H là trung điểm của AD nên AH = DH = 12AD ;

F là trung điểm của BC nên BF = CF = 12BC

Do đó AH = DH = BF = CF.

Xét AHE và BFE có:

HAE^=FBE^=90°;

AE = BE (do E là trung điểm của AB);

AH = BF (chứng minh trên).

Do đó AHE = BFE (hai cạnh góc vuông)

Suy ra HE = FE (hai cạnh tương ứng).

Tương tự, ta cũng có:

• BEF = CGF (hai cạnh góc vuông), suy ra EF = GF (hai cạnh tương ứng).

• CGF = DGH (hai cạnh góc vuông), suy ra GF = GH (hai cạnh tương ứng).

Từ đó ta có EF = FG = GH = HE

Do đó tứ giác EFHG là hình thoi.

Bài 3.32 trang 72 Toán 8 Tập 1Chứng minh rằng các trung điểm của bốn cạnh trong một hình thoi là các đỉnh của một hình chữ nhật.

Lời giải:

Giả sử có hình thoi ABCD. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA.

Bài 3.32 trang 72 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Ta cần chứng minh EFGH là hình chữ nhật. Thật vậy:

Do ABCD là hình thoi nên AB = BC = CD = DA.

Do E, H lần lượt là trung điểm của AB, AD nên AH = DH = AE = BE.

Tam giác AHE có AH = AE nên là tam giác cân tại A, suy ra AHE^=AEH^ .

Mà HAE^+AHE^+AEH^=180°

Suy ra AHE^=180°HAE^2 .

Tương tự, ta có tam giác DHG cân tại D nên DHG^=180°HDG^2

Mặt khác, do ABCD là hình thoi nên AB // CD, suy ra HAE^+HDG^=180°

Khi đó AHE^+DHG^=180°HAE^2+180°HDG^2

=180°HAE^+180°HDG^2

=360°HAE^+HDG^2=360°180°2=90°

Mà AHE^+DHG^+EHG^=180°

Suy ra EHG^=180°AHE^+DHG^=180°90°=90°

Chứng minh tương tự như trên ta cũng có HEF^=EFG^=FGH^=90°.

Tứ giác EFGH có bốn góc vuông nên là hình chữ nhật.

Bài 3.33 trang 72 Toán 8 Tập 1Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi bằng 36 cm. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Biết rằng MA  MD. Tính độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD (H.3.56).

Bài 3.33 trang 72 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Lời giải:

Bài 3.33 trang 72 Toán 8 Tập 1 | Kết nối tri thức Giải Toán 8

Gọi I là trung điểm của AD.

Khi đó, MI = AD2 mà M là trung điểm của BC nên MI = AB.

Suy ra AB = AD2 nên AD = 2AB.

Mà AB + AD = 362 = 18 (cm).

Suy ra AB + 2AB = 18

Hay 3AB = 18

Do đó AB = 6 (cm).

Suy ra AD = 2AB = 2 . 6 = 12 (cm).

Vậy độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD là AB = CD = 6 cm; AD = BC = 12 cm.

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: 

Bài 13: Hình chữ nhật

Luyện tập chung trang 73

Bài tập cuối chương 3

Bài 15: Định lí Thalès trong tam giác

Bài 16: Đường trung bình của tam giác

1 3245 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: