Toán 8 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 9 trang 110

Với giải bài tập Toán lớp 8 Bài tập cuối chương 9 trang 110 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8.

1 781 lượt xem


Giải Toán 8 Bài tập cuối chương 9 trang 110

A. Trắc nghiệm

Giải Toán 8 trang 110 Tập 2

Bài 9.37 trang 110 Toán 8 Tập 2: Cho ABC là tam giác không cân. Biết ΔA′B′C′ ∽ ΔABC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ΔA′C′B′ ∽ ΔACB.

B. ΔB′C′A′ ∽ ΔBAC.

C. ΔB′A′C′ ∽ ΔBCA.

D. ΔA′C′B′ ∽ ΔABC.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Vì ΔA′B′C′ ∽ ΔABC nên đỉnh A' tương ứng với đỉnh A, đỉnh B' tương ứng với đỉnh B, đỉnh C' tương ứng với đỉnh C. Vậy xét các đáp án ta thấy khẳng định A là khẳng định đúng do các cặp đỉnh tương ứng với nhau theo thứ tự trên.

Bài 9.38 trang 110 Toán 8 Tập 2: Cho ΔA′B′C′ ∽ ΔABC với tỉ số đồng dạng bằng 2. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ABA'B'=2 .

B. ABA'C'=2 .

C. A'B'AB=2 .

D. A'B'AC=2

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Vì ΔA′B′C′ ∽ ΔABC, suy ra A'B'AB=A'C'AC=B'C'BC=2.

Bài 9.39 trang 110 Toán 8 Tập 2: Trong các bộ ba số đo dưới đây, đâu là số đo ba cạnh của một tam giác vuông?

A. 3 m; 5 m; 6 m.

B. 6 m; 8 m; 10 m.

C. 1 cm; 0,5 cm; 1,25 cm.

D. 9 m; 16 m; 25 m.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Xét đáp án B ta thấy 62 + 82 = 102 (= 100) nên bộ ba này tạo thành tam giác vuông.

(theo định lí Pythagore đảo).

Bài 9.40 trang 110 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB ≠ AC) và tam giác DEF vuông tại D (DE ≠ DF). Điều nào dưới đây không suy ra ΔABC ∽ ΔDEF?

A. B^=E^.

B. C^=F^.

C.B^+C^=E^+F^.

D. B^C^=E^F^.

Lời giải:

Đápn án đúng là C

Bài 9.40 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Xét từng đáp án:

+ Hai tam giác ABC vuông ở A và DEF vuông ở D có B^=E^ thì ΔABC ∽ ΔDEF.

+ Hai tam giác ABC vuông ở A và DEF vuông ở D có C^=F^ thì ΔABC ∽ ΔDEF.

Do đó, dữ kiện ở hai đáp án A và B suy ra ΔABC ∽ ΔDEF.

+ Xét đáp án D: Vì tam giác ABC vuông ở A nên B^+C^=90° ;

Tam giác DEF vuông ở D nên E^+F^=90°.

Do đó, B^+C^=E^+F^ .

Mà ta có B^C^=E^F^ .

Cộng vế theo vế ta được 2B^=2E^  hay  B^=E^ . Khi đó ΔABC ∽ ΔDEF.

+ Dữ kiện ở đáp án C luôn xảy ra với mọi cặp tam giác vuông nên từ dữ kiện này không suy ra được ΔABC ∽ ΔDEF.

B. Bài tập

Bài 9.41 trang 110 Toán 8 Tập 2: Cho Hình 9.73, biết rằng MN // AB, MP // AC. Hãy liệt kê ba cặp hai tam giác (khác nhau) đồng dạng có trong hình.

Bài 9.41 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

+) ΔCNM ∽ ΔCAB (vì MN // AB) (1).

+) ΔMPB ∽ ΔCAB (vì MP // AC) (2).

+) Từ (1) và (2) ta suy ra được ΔCNM ∽ ΔMPB

Bài 9.42 trang 110 Toán 8 Tập 2: Cho Hình 9.74, biết rằng . Chứng minh rằng ΔABD ∽ ΔACE và ΔBOE ∽ ΔCOD.

Bài 9.42 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

- Xét tam giác ABD và tam giác ACE có ABD^=ACE^(giả thiết), góc A chung.

Suy ra ΔABD ∽ ΔACE (g.g).

- Vì ΔABD ∽ ΔACE nên ADB^=AEC^.

Suy ra CDO^=BEO^ (1).

Lại có BOE^=COD^(hai góc đối đỉnh) (2).

Từ (1) và (2) suy ra ΔBOE ∽ ΔCOD (g.g).

Bài 9.43 trang 110 Toán 8 Tập 2:Hai đường trung tuyến BM, CN của tam giác ABC cắt nhau tại điểm G (H.9.75). Chứng minh rằng tam giác GMN đồng dạng với tam giác GBC và tìm tỉ số đồng dạng.

Bài 9.43 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

Vì BM, CN là các đường trung tuyến của tam giác ABC nên M, N lần lượt là trung điểm của AC, AB.

Suy ra MN là đường trung bình của tam giác ABC.

Do đó, MN // BC.

Suy ra GMN^=GBC^(hai góc ở vị trí so le trong).

Mặt khác NGM^=CGB^ (hai góc đối đỉnh).

Do đó, ∆GMN ∽ ∆GBC (g.g).

Vì MN là đường trung bình của tam giác ABC nên BC = 2MN.

Khi đó, GNGC=GMGB=MNBC=12 .

Vậy ∆GMN ∽ ∆GBC với tỉ số đồng dạng bằng 12.

Giải Toán 8 trang 111 Tập 2

Bài 9.44 trang 111 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5 cm, AC = 4 cm. Gọi AH, HD lần lượt là các đường cao kẻ từ đỉnh A của tam giác ABC và đỉnh H của tam giác HAB.

a) Chứng minh rằng ΔHDA ∽ ΔAHC .

b) Tính độ dài các đoạn thẳng HA, HB, HC, HD.

Lời giải:

Bài 9.44 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

a) Ta có DAH^+HAC^=BAC^=90°ACH^+HAC^=90°(do tam giác ACH vuông ở H).

Suy ra DAH^=ACH^ (cùng phụ với HAC^ ).

Tam giác HDA vuông tại D và tam giác AHC vuông tại H có DAH^=ACH^^nên ΔHDA ∽ ΔAHC .

b) Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác vuông ABC, ta có

BC2 = AB2 + AC2 = 42 + 52 = 41.

Suy ra BC=41cm.

Diện tích tam giác ABC là: SABC=ABAC2=452=10 (cm2).

Lại có SABC=AHBC2 , do đó AH ∙ BC = 2 . 10 = 20, suy ra AH =20BC =2041(cm).

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác ACH ta có AC2 = AH2 + CH2.

Do đó, CH2 = AC2 – AH2 = 42 20412=25641 .

Suy ra CH=1641 (cm).

Vì ΔHDA ∽ ΔAHC nên HDAH=HAACHD=AH2AC=400414=10041 (cm).

Ta có BH = BC – HC = 411641=2541 (cm).

Bài 9.45 trang 111 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có đường cao AH. Biết AH = 12 cm, CH = 9 cm, BH = 16 cm. Lấy M, N lần lượt là trung điểm của AH, BH (H.9.76).

a) Chứng minh rằng ABC là tam giác vuông tại A.

b) Chứng minh rằng MN ⊥ AC và CM ⊥ AN.

c) Tính diện tích tam giác AMN.

Bài 9.45 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

a) Xét tam giác AHB vuông tại H, có:

AH2 + HB2 = AB2 (định lý Pythagore)

Suy ra AB2 = 122 + 162 = 400.

Suy ra AB = 20 cm.

Tương tự, có: AC2 = AH2 + CH2 (áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông AHC).

Suy ra AC2 = 122 + 92 = 225.

Suy ra AC = 15 cm.

Có BC = CH + BH = 9 + 16 = 25 cm.

Trong tam giác ABC, nhận thấy AB2 + AC2 = BC2 (do 202 + 152 = 252 = 625).

Suy ra tam giác ABC vuông tại A (định lí Pythagore đảo).

b) Xét tam giác AHB có:

M là trung điểm của AH

N là trung điểm của BH

Suy ra MN là đường trung bình của tam giác AHB.

Do đó, MN // AB. Mà AB ⊥ AC (vì tam giác ABC vuông tại A).

Suy ra MN ⊥ AC.

Xét ΔACN có AH ⊥ CN (gt), MN ⊥ AC (cmt), AH ∩ MN = {M}.

Vậy M là trực tâm của ΔACN, do đó CM ⊥ AN.

c) Ta có SAMN =AMHN2=AH2BH22=AHBH8=12168=24(cm2).

Bài 9.46 trang 111 Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A và các điểm D, E, F như Hình 9.77 sao cho AD là phân giác của góc BAC, DE và DF lần lượt vuông góc với AC và BC. Chứng minh rằng:

a) BDBC=ABAB+AC, từ đó suy ra AE=ABACAB+AC;

b) ∆DFC ∽ ∆ABC;

c) DF = DB.

Bài 9.46 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

a) Vì AD là tia phân giác của góc BAC nên BDDC=ABAC .

Suy ra BD . AC = DC . AB. (*)

Xét BD . (AB + AC) = BD . AB + BD . AC

= BD . AB + DC . AB (do (*))

= AB . (BD + DC)

= AB . BC.

Vậy BD . (AB + AC) = AB . BC. Suy ra BDBC=ABAB+AC . (1)

Hai tam giác CED vuông tại E và tam giác CAB vuông tại A có góc nhọn C chung nên

∆CED ∽ ∆CAB.

Suy ra CECA=CDCBACAEAC=BCBDBC1AEAC=1DBBC.

Do đó, AEAC=DBBC. (2)

Từ (1) và (2) suy ra AEAC=ABAB+AC, do đó AE=ABACAB+AC.

b) Hai tam giác DFC vuông tại D và tam giác ABC vuông tại A có góc nhọn C chung nên

∆DFC ∽ ∆ABC.

c) Vì ∆DFC ∽ ∆ABC nên DFAB=DCACDF=ABDCAC . (3)

Từ (*) ta có DB=DCABAC . (4)

Từ (3) và (4) suy ra DB = DF.

Bài 9.47 trang 111 Toán 8 Tập 2: Để tính được chiều cao gần đúng của kim tự tháp Ai Cập, người ta cắm một cây cọc cao 1 m vuông góc với mặt đất và đo được bóng cây cọc trên mặt đất là 1,5 m. Khi đó chiều dài bóng của kim tự tháp trên mặt đất là 208,2 m. Hỏi kim tự tháp cao bao nhiêu mét?

Lời giải:

Bài 9.47 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Giả sử AB là chiều cao của kim tự tháp với BC là bóng; A'B' là chiều cao cây cọc với bóng của nó trên mặt đất là B'C'.

Vì trong cùng một thời điểm, các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất các góc bằng nhau.

Suy ra BAC^=B'A'C'^.

Xét hai tam giác BAC (vuông tại B) và tam giác B'A'C' (vuông tại B') có BAC^=B'A'C'^ . Suy ra ΔB'A'C' ∽ ΔBAC.

Do đó, A'B'AB=B'C'BC1AB=1,5208,2

Suy ra AB = 208,2 : 1,5 = 138,8 (m).

Vậy kim tự tháp cao 138,8 m.

Bài 9.48 trang 111 Toán 8 Tập 2: Từ căn hộ chung cư nhà mình, bạn Lan đứng cách cửa sổ 1 m nhìn sang tòa nhà đối diện thì vừa nhìn thấy đúng tất cả 6 tầng của tòa nhà đó. Biết rằng cửa sổ nhà Lan cao 80 cm và mỗi tầng của tòa nhà đối diện cao 4 m. Hỏi khoảng cách từ căn hộ nhà Lan đến tòa nhà đối diện là bao nhiêu?

Lời giải:

Bài 9.48 trang 110 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Giả sử O là vị trí bạn Lan đứng, AB là độ cao cửa sổ của nhà Lan, CD là độ cao của 6 tầng nhà đối diện mà Lan nhìn thấy. OE là khoảng cách từ vị trí bạn Lan đứng đến cửa sổ. OE cắt CD tại F.

Các điểm kí hiệu như trên hình vẽ.

Có OE = 1 m; AB = 80 cm = 0,8 m; CD = 6 ∙ 4 = 24 m.

Xét tam giác OAB và tam giác OCD có AB // CD (do các tòa nhà thẳng đứng vuông góc với mặt đất). Suy ra ΔOAB ∽ ΔOCD.

Do đó, OAOC=ABCD .

Xét tam giác OAE và tam giác OCF có AE // CF (do AB // CD). Suy ra ΔOAE ∽ ΔOCF.

Do đó, OEOF=OAOC=ABCD1OF=0,824 .

Suy ra OF = 24 : 0,8 = 30 (m).

Do đó, EF = OF – OE = 30 – 1 = 29 (m).

Vậy khoảng cách từ căn hộ nhà Lan đến tòa nhà đối diện là 29 m.

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Luyện tập chung (trang 108)

Bài 38: Hình chóp tam giác đều

Bài 39: Hình chóp tứ giác đều

Luyện tập chung (trang 121)

Bài tập cuối chương 10 trang 123

1 781 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: