Toán 8 (Kết nối tri thức) Luyện tập chung (trang 121)

Với giải bài tập Toán lớp 8 Luyện tập chung (trang 121) sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8.

1 788 28/12/2023


Giải Toán 8 Luyện tập chung (trang 121)

Bài tập

Giải Toán 8 trang 121 Tập 2

Bài 10.11 trang 121 Toán 8 Tập 2: Tính thể tích của hình chóp tam giác đều S.ABC, biết diện tích đáy của nó bằng 15,6 cm2, chiều cao bằng 10 cm

Lời giải:

Thể tích của khối chóp tam giác đều S.ABC là

V=13Sh=1315,610=52 (cm3).

Giải Toán 8 trang 122 Tập 2

Bài 10.12 trang 122 Toán 8 Tập 2: Trong các miếng bìa ở Hình 10.32, miếng bìa nào khi gấp và dán lại thì được một hình chóp tam giác đều, miếng nào thì được một hình chóp tứ giác đều.

Bài 10.12 trang 122 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

Miếng bìa 4 gấp và dán lại được hình chóp tam giác đều.

Miếng bìa 2 gấp và dán lại được hình chóp tứ giác đều.

Miếng bìa 1 và miếng bìa 3 không không có đáy là hình vuông hay hình tam giác nên không thỏa mãn.

Bài 10.13 trang 122 Toán 8 Tập 2: Tính thể tích hình chóp tam giác đều A.BCD có độ dài cạnh đáy bằng 10 cm, chiều cao bằng 12 cm (H.10.33), biết 758,66

Bài 10.13 trang 122 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

Vì I là trung điểm của BC nên BI = IC = 10 : 2 = 5 cm.

Xét tam giác BID vuông tại I, có

ID2 + BI2 = BD2 (định lí Pythagore).

Suy ra ID2 = BD2 – BI2 = 102 – 52 = 75.

Do đó, ID = 758,66(cm).

Diện tích tam giác đáy BCD là:

SBCD = 12. ID . BC ≈ 12 . 8,66 . 10 = 43,3 (cm2).

Thể tích hình chóp tam giác đều A.BCD là:

V = 13 . S . h ≈13 . 43,3 . 12 = 173,2 (cm3).

Bài 10.14 trang 122 Toán 8 Tập 2: Người ta làm mô hình một kim tự tháp ở cổng vào của bảo tàng Louvre. Mô hình có dạng hình chóp tứ giác đều, chiều cao 21 m, độ dài cạnh đáy là 34 m.

a) Tính thể tích hình chóp.

b) Tính tổng diện tích các tấm kính để phủ kín bốn mặt bên hình chóp này, biết rằng người ta đo được độ dài cạnh bên của hình chóp là 31,92 m.

Bài 10.14 trang 122 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Lời giải:

a) Thể tích hình chóp tứ giác đều là:

V = 13. Sđáy . h = 13 . 342 . 21 = 8 092 (cm3).

b) Mô tả hình chóp như hình dưới đây.

Bài 10.14 trang 122 Toán 8 Tập 2 | Kết nối tri thức Giải Toán

Ta có SI = 21 m, EF = FG = GH = HE = 34 m, SE = SF = SG = SH = 31,92 m.

SK là một trung đoạn của hình chóp.

K là trung điểm của GH nên GK = KH = GH2=342=17 m.

Áp dụng định lí Pythagore cho tam giác SKH vuông tại H, ta có:

KH2 + SK2 = SH2

Hay 172 + SK2 = (31,92)2

Suy ra SK2 = (31,92)2 – 172 ≈ 729,89. Do đó, SK ≈ 27,02 m.

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều hay tổng diện tích các tấm kính để phủ kín bốn mặt bên hình chóp này là:

Sxq = p . d ≈ 344227,02 = 1 837,36 (m2).

Xem thêm Lời giải bài tập Toán 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 39: Hình chóp tứ giác đều

Bài tập cuối chương 10 trang 123

Một vài ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính

Ứng dụng định lí Thalès, định lí Pythagore và tam giác đồng dạng để đo chiều cao, khoảng cách

Thực hành tính toán trên phân thức đại số và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra

1 788 28/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: