Lý thuyết Phương pháp quy nạp toán học (mới 2024 + Bài Tập)

Lý thuyết Phương pháp quy nạp toán học lớp 11 gồm lý thuyết chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Toán 11 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học.

1 5504 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Toán 11 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học

Bài giảng Toán 11 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học

A. Lý thuyết

I. Phương pháp quy nạp toán học

Để chứng minh những mệnh đề liên quan đến số tự nhiên là đúng với mọi n mà không thể thử trực tiếp được thì có thể làm như sau:

- Bước 1. Kiểm tra mệnh đề đúng với n = 1.

- Bước 2. Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên bất kì n = k ≥ 1 (gọi là giả thiết quy nạp), chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.

Đó là phương pháp quy nạp toán học, hay còn gọi tắt là phương pháp quy nạp.

II. Ví dụ áp dụng

- Ví dụ 1. Chứng minh với mọi số tự nhiên n ≥ 1 ta có:

1  +  2+3+...+​ n=n(n+ ​1)2 (*)

Lời giải:

Bước 1: Với n = 1 ta có:

Vế trái = 1 và vế phải = 1

Vậy hệ thức đúng với n = 1.

Bước 2: Giả sử hệ thức đúng với một số tự nhiên bất kì n = k ≥ 1 tức là:

1  +  2+3+...+​ k=   k(k+ ​1)2 (1)

Ta cần chứng minh hệ thức đúng với n = k + 1, tức là:

1  +  2+3+...+​ k  +  k+1=(k+1)(k+2)2 (2)

Thật vậy:

Vế trái = 1 + 2 + 3+ … + k + k + 1

Lý thuyết Phương pháp quy nạp toán học chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Vậy hệ thức đã cho đúng với mọi số tự nhiên n ≥ 1.

- Ví dụ 2. Chứng minh rằng với , ta có bất đẳng thức

1.3.5....(2n1)2.4.6...2n   <  12n+1

Lời giải:

- Với n = 1, bất đẳng thức cho trở thành: 12  <  13 (đúng).

Vậy bất đẳng thức cho đúng với n = 1.

- Giả sử bất đẳng thức cho đúng với mọi số tự nhiên n = k ≥ 1, tức là :

1.3.5....(2k1)2.4.6...2k   <  12k+1 (1)

-Ta chứng minh bất đẳng thức cho đúng với n = k + 1, tức là :

1.3.5....(2k1)(2k+1)2.4.6...2k(2k+​ 2)  <  12k+3 (2)

Thật vậy, ta có :

VT(2)=1.3.5....(2k1)2.4.6...2k.2k+12k+2   <  12k+1.2k+12k+2  =2k+ ​12k+2 (theo (1))

Ta chứng minh:

Lý thuyết Phương pháp quy nạp toán học chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Vậy bất đẳng thức đã cho đúng với mọi số tự nhiên n ≥ 1.

- Chú ý:

Nếu phải chứng minh mệnh đề là đúng với mọi số tự nhiên n ≥ p (p là một số tự nhiên) thì:

+ Ở bước 1, ta phải kiểm tra mệnh đề đúng với n = p;

+ Ở bước 2, ta giả thiết mệnh đề đúng với số tự nhiên bất kì n = k ≥ p và phải chứng minh rằng nó cũng đúng với n = k + 1.

B. Bài tập tự luyện

Bài 1. Với mỗi số nguyên dương n, chứng minh:

12+​ 22+32+​ ...+ ​n2  =n(n+​  1).(2n+​ 1)6

Lời giải:

- Với n = 1 thì vế trái = 12 = 1 và vế phải = 1(1+1)(2.1+1)6=1.

Vậy đẳng thức đúng với n = 1.

- Giả sử đẳng thức đúng với n = k ≥ 1, tức là:

12+​ 22+32+​ ...+ ​k2=k(k+​  1).(2k+​ 1)6

- Ta chứng minh đẳng thức cũng đúng với n = k + 1, tức là chứng minh

Lý thuyết Phương pháp quy nạp toán học chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Phương pháp quy nạp toán học chi tiết – Toán lớp 11 (ảnh 1)

Từ (1); (2) suy ra

12+22+32+...+k2+(k+1)2=(k+1)(k+2)(2k+3)6.

Do đó đẳng thức đúng với n = k + 1. Suy ra có điều phải chứng minh.

Bài 2. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ≥ 4, ta có: 2n + 1 > n2 + 3n.

Lời giải:

Bước 1: Với n = 4 thì vế trái bằng 24 + 1 = 32 và vế phải bằng 42 + 3.4 = 28 .

Do 32 > 28 nên bất đẳng thức đúng với n = 4.

Bước 2: Giả sử đẳng thức đúng với n = k ≥ 4, nghĩa là 2k + 1 > k2 + 3k.

Ta chứng minh bất đẳng thức cũng đúng với n = k + 1, tức là phải chứng minh

2(k + 1) + 1 > (k + 1)2 + 3(k + 1) hay 2k + 2 > k2 + 5k + 4

Thật vậy, theo giả thiết quy nạp ta có 2k + 1 > k2 + 3k.

Suy ra, 2.2k + 1 > 2.(k2 + 3k) hay 2k + 2 > 2k2 + 6k.

Mặt khác: 2k2 + 6k – (k2 + 5k + 4) = k2 + k – 4 ≥ 42 + 4 – 3 = 16 với mọi k ≥ 4.

Do đó, 2k + 2 > 2k2 + 6k > k2 + 5k + 4 hay bất đẳng thức đúng với n = k + 1.

Suy ra bất đẳng thức được chứng minh.

Bài 3. Bằng phương pháp quy nạp toán học, chứng minh rằng 7n + 5 chia hết cho 6 với n ≥ 1.

Lời giải:

Thật vậy: Với n = 1 thì 71 + 5 = 12 ⁝ 6.

Giả sử mệnh đề đúng với n = k ≥ 1, nghĩa là 7k + 5 chia hết cho 6.

Ta chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1, nghĩa là phaỉ chứng minh 7k + 1 + 5 chia hết cho 6.

Ta có: 7k + 1 + 5 = 7(7k + 5) – 30.

Theo giả thiết quy nạp thì (7k + 5) ⁝ 6 nên 7(7k + 5) ⁝ 6

Lại có: 30 ⁝ 6 nên (7k + 1 + 5) ⁝ 6

Vậy 7n + 5 chia hết cho 6 với mọi n ≥ 1 .

Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1: Phương pháp quy nạp toán học

Câu 1. Với mọi số tự nhiên n , tổng Sn=n3+3n2+5n+3 chia hết cho:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 7

Đáp án: A

Giải thích:

Với n = 0 ta có: S0=3 chia hết cho 3, ta chứng minh Sn=n3+3n2+5n+3 chia hết cho 3 với mọi số tự nhiên n.

Giả sử mệnh đề trên đúng đến n=k , tức là Sk=k3+3k2+5k+3 chia hết cho 3, ta chứng minh mệnh đề trên đúng đến n=k+1, tức là Sk+1 cũng chia hết cho 3.

Ta có:

Sk+1

=(k+1)3+3(k+1)2+5(k+1)+3

=k3+6k2+14k+12

=(k3+3k2+5k+3)+3(k2+3k+3)

Có: Sk=k3+3k2+5k+3 chia hết cho 3 theo giả thiết quy nạp, 3(k2+3k+3)3, do đó Sk+13

Vậy Sn3 với mọi số tự nhiên n.

Câu 2. Giá trị của tổng là:

S=12+34+...2n+(2n+1)

A. 1

B. 0

C. 5

D. n +1

Đáp án: D

Giải thích:

Với =0 ta có: S=1

Với =1 ta có S =1–2+3=2

Với =2 ta có S=1–2+3–4+5=3

Dự đoán S = n+1* ta sẽ chứng minh *đúng bằng quy nạp.

Với n = 0 đương nhiên * đúng.

Giả sử * đúng với n=k, tức là

Sk=12+34+...2k+(2k+1)

=k+1, ta chứng minh * đúng với n=k +1.

Ta có:

Sk+1=12+34+...2(k1)

+(2(k+1)+1)

=(12+34+...2k+2k+1)

(2k+2)+(2k+3)

=Sk(2k+2)+(2k+3)

=k+12k2+2k+3

=k+2

Vậy * đúng với mọi số tự nhiên n, tức là S = n+1.

Câu 3. Với mọi số nguyên dương n , tổng Sn=1.2+2.3+3.4+...+n(n+1) là:

A. n(n+1)(n+2)(n+3)6

B. n(n+1)(n+2)3

C. n(n+1)(n+2)2

D. Đáp số khác

Đáp án: B

Giải thích:

Với =1 ta có: S =1.2=2, do đó đáp án A, C sai.

Ta chứng minh Sn=n(n+1)(n+2)3(*) đúng với mọi số nguyên dương .

Giả sử * đúng đến , tức là

Sk=1.2+2.3+3.4+...+k(k+1)

=k(k+1)(k+2)3

, ta chứng minh (∗) đúng đến n=k+1, tức là cần chứng minh

Sk+1

=1.2+2.3+...+(k+1)(k+2)

=(k+1)(k+2)(k+3)3

Ta có:

Sk+1=1.2+2.3+...+k(k+1)+(k+1)(k+2)=k(k+1)(k+2)3+(k+1)(k+2)=  (k+1).k2+2k3+k+2=(k+1)(k2+2k+3k+6)3=(k+1)(k2+5k+6)3=(k+1)(k+2)(k+3)3

Vậy * đúng với mọi số nguyên dương n.

Câu 4: Một học sinh chứng minh mệnh đề ''8n+1 chia hết cho 7,nN*''(*) như sau:

Giả sử * đúng với n=k tức là 8k+ 1 chia hết cho 7

Ta có: 8k+ 1 = 8(8k+1)- 7, kết hợp với giả thiết 8k+ 1 chia hết cho 7 nên suy ra được 8k+1+ 1 chia hết cho 7.

Vậy đẳng thức * đúng với mọi nN*

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Học sinh trên chứng minh đúng.

B. Học sinh chứng minh sai vì không có giả thiết qui nạp.

C. Học sinh chứng minh sai vì không dùng giả thiết qui nạp.

D. Học sinh không kiểm tra bước 1 (bước cơ sở) của phương pháp qui nạp

Đáp án: D

Giải thích:

Quan sát lời giải trên ta thấy:

Học sinh thực hiện thiếu bước 1: Kiểm tra n=1 thì 81+1=9 không chia hết cho 7 nên mệnh đề đó sai.

Câu 5: Với nN* , ta xét các mệnh đề: P :“ 7n + 5 chia hết cho 2”;

Q: “7n+ 5 chia hết cho 3” và R: “7n+ 5 chia hết cho 6”.

Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề trên là:

A. 3

B. 0

C. 1

D. 2

Đáp án: A

Giải thích:

Bằng quy nạp toán học ta chứng minh được 7n + 5 chia hết cho 6.

Thật vậy, với n = 1 ta có: 71 + 5 =12 6

Giả sử mệnh đề đúng với n = k , nghĩa là 7k + 5 chia hết cho 6, ta chứng minh mệnh đề cũng đúng với , nghĩa là phải chứng minh 7k+1 + 5 chia hết cho 6.

Ta có: 7k+1 + 5 =7(7k+5)−30

Theo giả thiết quy nạp ta có 7k+5chia hết cho 6, và 30 chia hết cho 6 nên

7(7k+5)−30cũng chia hết cho 6.

Do đó mệnh đề đúng với n=k+1.

Vậy 7n + 5 chi hết cho 6 với mọi nN*

Mọi số chia hết cho 6 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 3.

Do đó cả 3 mệnh đề đều đúng.

Câu 6: Trong phương pháp quy nạp toán học, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với n=k thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng đến:

A. n=k1

B. n=k2

C. n=k+1

D. n=k+2

Đáp án: C

Giải thích:

Nếu ta giả sử mệnh đề đúng với n=k thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với n=k+1

Câu 7: Đối với bài toán chứng minh P(n) đúng với mọi np với p là số tự nhiên cho trước thì ở bước 1 ta cần chứng minh mệnh đề đúng với:

A. n=1

B. n=k

C. n=k+1

D. n=p

Đáp án: D

Giải thích:

Đối với bài toán chứng minh P(n) đúng với mọi np với p là số tự nhiên cho trước thì:

- Bước 1: Chứng minh P(n) đúng với n=p

- Bước 2: Với kp là một số nguyên dương tùy ý, giả sử P(n) đúng với n=k, chứng minh P(n) cũng đúng khi n=k+1.

Từ đó ta thấy, ở bước đầu tiên ta cần chứng minh mệnh đề đúng với n=p chứ không phải n=1.

Câu 8: Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến P(n) đúng với mọi số tự nhiên np (p là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả thiết mệnh đề P(n) đúng với n=k. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. kp

B. kp

C. k=p

D. k<p

Đáp án: B

Giải thích:

Ở bước 2 ta cần giả sử mệnh đề đúng với n=k với kp.

Câu 9: Khi sử dụng phương pháp quy nạp để chứng minh mệnh đề chứa biến đúng với mọi số tự nhiên np ( p là một số tự nhiên), ta tiến hành hai bước:

- Bước 1, kiểm tra mệnh đề P(n) đúng với n=p

- Bước 2, giả thiết mệnh đề P(n) đúng với số tự nhiên bất kỳ n=kp và phải chứng minh rằng nó cũng đúng với n=k+1

Trong hai bước trên:

A. Chỉ có bước 1 đúng.

B. Chỉ có bước 2 đúng.

C. Cả hai bước đều đúng

D. Cả hai bước đều sai

Đáp án: C

Giải thích:

Đối với bài toán chứng minh P(n) đúng với mọi np với p là số tự nhiên cho trước thì:

- Bước 1: Chứng minh P(n) đúng với n=p.

- Bước 2: Với là một số nguyên dương tùy ý, giả sử đúng với , chứng minh cũng đúng khi n=k+1.

Từ lý thuyết trên ta thấy cả hai bước trên đều đúng.

Câu 10: Trong phương pháp quy nạp toán học, ở bước 2, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với n=k+1 thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với:

A. n=k

B. n=k+1

C. n=k+2

D. n=k+3

Đáp án: B

Giải thích:

Phương pháp quy nạp toán học:

- Bước 1: Chứng minh P(n) đúng với n=1.

- Bước 2: Với k là một số nguyên dương tùy ý, giả sử P(n) đúng với n=k, chứng minh P(n) cũng đúng khi n=k+1.

Do đó ta thấy, ở bước 2, nếu ta giả sử mệnh đề đúng với thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với 1

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Toán lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Dãy số

Lý thuyết Cấp số cộng

Lý thuyết Cấp số nhân

Lý thuyết Ôn tập chương 3

Lý thuyết Giới hạn của dãy số

1 5504 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: